Logo Google ngày 20-07-2011: Kỷ niệm 189 năm ngày sinh Gregor Mendel

0
4106

Có vẻ như càng ngày Google càng “chịu khó” chăm chút cho giao diện trang chủ tìm kiếm của mình, bằng một cách rất đơn giản và cũng rất ý nghĩa: thay đổi logo vào những ngày kỷ niệm đặc biệt. Và hôm nay Logo Google ngày 20-07-2011 để Kỷ niệm 189 ngày sinh Gregor Mendel – người được coi là “cha đẻ của di truyền hiện đại”.

LOGO GOOGLE

Gregor Johann Mendel (20 tháng 7, 1822 – 6 tháng 1, 1884) là một nhà khoa học, một linh mục người Áo, ông được coi là “cha đẻ của di truyền hiện đại” vì những nghiên cứu của ông về đặc điểm di truyền của đậu Hà Lan. Chính vì vậy Logo Google hôm nay có hình ảnh chủ đạo là đậu Hà Lan:

Logo Google 20-07-2011

Mendel chỉ ra rằng đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định, ngày nay chúng ta gọi là Định luật Mendel. Nội dung định luật của ông rất đơn giản, tuy nhiên, khi ông còn sống, ý nghĩa và tầm quan trọng trong các công trình nghiên cứu của ông không được công nhận, người ta cũng không quan tâm đến các nghiên cứu của ông. Đến tận đến thế kỷ 20 các kết luận của ông mới được công nhận, khi đó ông được tôn vinh như là nhà khoa học thiên tài, một danh hiệu ông xứng đáng được nhận từ lúc sinh thời. Ngày nay người ta vẫn xem năm 1866 là mốc đánh dấu cho sự ra đời của Di truyền học và Mendel là cha đẻ của ngành này.

Tiểu sử Gregor Johann Mendel:

Gregor Mendel Mendel sinh ra trong một gia đình nói tiếng Đức ở Hynčice thuộc Đế quốc Áo (nay là Cộng hòa Séc). Ông là con trai của Anton và Rosine Mendel. Họ sinh sống và làm việc trong một nông trại vốn đã được gia tộc Mendel sở hữu trong suốt 130 năm. Xuất thân trong một gia đình nông dân, Mendel làm việc như một thợ làm vườn, nghiên cứu về cách nuôi ong.

Di truyền học chào đời vào năm 1900

Bảng thống kê các tính trạng thí nghiệm của Mendel (ảnh: Wikipedia)
Bảng thống kê các tính trạng thí nghiệm của Mendel (ảnh: Wikipedia)

Mãi đến năm 1900 (tức 16 năm sau ngày Mendel mất) đã xảy ra một sự kiện quan trọng: ba nhà khoa học Hugo de Vries người Hà Lan, Carl Correns người Đức và Erich von Tschermak làm việc độc lập với nhau, đã tình cờ đọc được các báo cáo của Mendel. Họ tiến hành lặp lại các thí nghiệm thực vật và đều nhận thấy tính đúng đắn của Định luật Mendel.

Đậu Hà LanĐậu Hà Lan

Nguồn: Wikipedia

Bình luận bằng Facebook

comments