Khám phá tình dục học và các ngành khoa học “khó đỡ”

0
3867

(Có thể bạn chưa biết) Khoa học tồn tại những ngành nghiên cứu “hiếm có khó tìm” như phân học hay tình dục học…

>> Phim khiêu dâm sẽ ‘lên đỉnh’ nhờ Google Glass?
>> Sex giúp nâng cao tuổi thọ
>> “Chuyện ấy” và những con số thú vị

Cùng với sự phát triển hiện nay của thế giới, các ngành khoa học đã nối tiếp nhau ra đời nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu. Nhu cầu biết nhiều và hiểu sâu của con người đã khiến các ngành khoa học dần dần chuyên hóa hơn, điều đó tạo tiền đề cho sự ra đời của những ngành khoa học độc đáo

1. Nghiên cứu về tình dục học (Human sexuality study)

Tình dục học là một môn khoa học liên ngành bao gồm nhiều bộ môn khoa học khác nhau: xã hội học, nhân chủng học, phụ nữ học, giới học, sinh học…

Khoa học tình dục ra đời từ khoảng giữa thế kỷ XX nhằm nghiên cứu hành vi tình dục của loài người. Qua đó giúp giải thích hiện tượng, hành vi tình dục khác nhau như nhận dạng, định hướng sở thích tình dục, phân biệt chủng tộc… dưới khía cạnh phân tích khoa học.

Đây là công việc gặp rất nhiều trở ngại, bởi nhiều người không thấy thoải mái khi thảo luận hay nhắc đến vấn đề nhạy cảm này một cách thẳng thắn (ngoại trừ các nhà tình dục học).

Phần lớn công việc của các chuyên gia liên quan đến giáo dục mọi người về sex, phát triển tình dục lành mạnh và các phương pháp để ngăn ngừa sự lây lan mầm bệnh qua đường tình dục. Một số ít nghiên cứu lịch sử, sức ảnh hưởng của tình dục với tổ tiên con người.

Theo các nhà khoa học, tổ tiên của con người trở nên thân thiện với nhau từ khá sớm. Các đoạn gene đặc trưng của người Neanderthal có ở 9% người khắp thế giới, trừ châu Phi.

Điều này nghĩa là những cuộc hẹn hò và quan hệ yêu đương dẫn tới sự pha trộn gene xảy ra ngay sau khi con người bắt đầu di cư khỏi châu Phi. Ở châu Á vào thời điểm cách đây 23.000 – 45.000 năm, con người nơi đây có quan hệ với người Denisovan – một nhánh tách ra từ người Neanderthal.

2. Nghiên cứu về phân (Scatology)

Cái tên này nghe có vẻ không mấy cảm tình và hơi… mất vệ sinh nhưng đây thực sự là một ngành khoa học có ích trong việc hỗ trợ nghiên cứu về động vật.

Qua nghiên cứu phân tích thành phần hóa học, tính chất, hệ thống vi sinh vật của mẫu phân mà các loài vật thải ra, các “nhà phân học” có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe, thói quen ăn uống và cả mầm bệnh bên trong cơ thể con vật đó.

Nghiên cứu về phân còn góp phần dẫn đến những tiến bộ y học ứng dụng cho con người. Ví dụ, để điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột do nhiễm vi khuẩn C. diff, người ta “cấy phân” từ ruột của một người khỏe mạnh sang bệnh nhân, hệ thống lợi khuẩn trong phân sẽ tiêu diệt mầm bệnh một cách nhanh chóng – điều mà thuốc kháng sinh không làm tốt được.

Công việc này không hề đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần có một lượng kiến thức không nhỏ, không ngại tiếp xúc với chất thải và đương nhiên là cả niềm say mê nghiên cứu khoa học.

3. Nghiên cứu liệu pháp tiếng cười (Laughter therapy)

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, điều đó hoàn toàn chính xác. Trên thế giới cũng tồn tại một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về loại “thuốc bổ” hữu hiệu này.

Liệu pháp tiếng cười là phương pháp nghiên cứu trị liệu thông qua việc sử dụng sự hài hước để tăng cường sức khỏe tổng thể. Nó nhằm mục đích sử dụng các quá trình sinh lý tự nhiên khi cười để giúp làm dịu căng thẳng về thể chất, tinh thần hay đánh bay sự khó chịu.

Ngành khoa học này đã xuất hiện sớm vào đầu thế kỷ XIII, khi những bác sĩ sử dụng sự hài hước để đánh lạc hướng sự đau đớn do bệnh tật gây nên đối với bệnh nhân. Đến thế kỷ XX, nó mới thực sự phát triển khi các nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu tác động của tiếng cười lên thể trạng cơ thể.

Theo nghiên cứu, tiếng cười thực sự giúp tăng cường hệ miễn dịch và hệ thống tuần hoàn, tăng cường trao đổi chất, kích thích tim phổi, kích thích tiết hormone endorphin – loại hormone giảm đau, có tác dụng tích cực với tinh thần.

4. Nghiên cứu lấy nọc rắn (Snake milker)

Đây là ngành khoa học không dành cho những người yếu tim. Ngành khoa học này chuyên nghiên cứu về hơn 400 loài rắn độc trên thế giới và nọc độc của chúng.

Những nhà khoa học này hàng ngày phải tiếp xúc trực tiếp với những con rắn độc và làm một công việc khá điên rồ – lấy nọc. Điều này đồng nghĩa với việc họ chấp nhận đối mặt với sự nguy hiểm từ những “đối tượng nghiên cứu”, họ có thể bị cắn và chết nếu sơ hở, bất cẩn.

Hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn chuông… mỗi loài có một phương pháp lấy nọc khác nhau, nhưng điểm giống nhau là tất cả phải sử dụng chính đôi tay để thực hiện. Sau khi lấy được nọc độc của rắn, các nhà khoa học tiến hành phân tích, xử lý và nghiên cứu ứng dụng.

Nọc độc được ứng dụng rất nhiều trong ngành dược, nó tạo ra Antovenum – chất kháng nọc độc, được sử dụng để điều trị bệnh đột quỵ và khối u ác tính.

Công việc này đòi hỏi các nhà khoa học phải có trình độ chuyên môn cao về hóa sinh, sinh học và cả sự dũng cảm, cẩn thận; bởi chỉ một sai lầm nhỏ, họ sẽ không còn cơ hội nào để tồn tại và nghiên cứu.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Livescience, The Guardian, Smithsonian Mag, Wikipedia…

Bình luận bằng Facebook

comments