Nguồn gốc việc đi bên trái trên cầu Long Biên và cầu Việt Trì

0
8997

Hiện ở VN chỉ có 2 cây cầu tổ chức lưu thông ngược chiều (đi trái phần đường) là cầu Long Biên ở Hà Nội và cầu Việt Trì ở Phú Thọ. Hai cây cầu trên đều trong dòng chảy hàng nghìn năm không biết có mối giao cảm nào mà cùng xuất phát theo một hướng ngược về trái tim

Trên cầu Long Biên. Ảnh: Giang Huy
Trên cầu Long Biên. Ảnh: Giang Huy

Hầu hết mọi người đều không biết vì sao có việc tổ chức giao thông ngược

Dù có giải thích lạc quan đến đâu, thì hiện tượng cầu Long Biên được tổ chức giao thông đi ngược chiều là điều mà không phải ai cũng biết. Ngay cả những người Hà Nội gốc cũng ít khi hoài tâm đến điều này. Cụ Phạm Gia Khánh ở phố Hàng Bạc cho biết, sống tới gần đời người (năm nay cụ hơn 80 tuổi), nhưng cũng chẳng để ý đến chuyện cầu Long Biên có kiểu tổ chức giao thông đặc biệt như vậy.

Dù hằng ngày cụ Khánh vẫn có thói quen đạp xe lên cầu hóng gió, tập thể dục, nhưng cụ và nhiều người dân khi được hỏi mới biết và cảm nhận những điều thú vị trên cây cầu đã quen mòn bước chân này. Đem chuyện trên hỏi những cán bộ, chiến sĩ Đội CSGT số 1 (có trụ sở ngay dưới chân cầu Long Biên), cũng chẳng ai biết vì sao lại có việc đó.

Tại sao Cầu Long Biên đi ngược chiều

Hiện cầu Long Biên vẫn sừng sững như xưa, dù đã trải qua bao thời gian, bom đạn. Hằng ngày, hàng chục nghìn lượt người ngược xuôi trên cây cầu soi bóng Hồng Hà và mọi người đều… đi bên trái như những người Ănglê. Điều này có vẻ hơi phí lý, vì đây là cây cầu do người Pháp thiết kế, phục vụ nhu cầu giao thông và yêu cầu của cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp.

Những người Pháp thiết kế cầu kiểu Pháp, ban đầu lối đi được thiết kế để đi bên phải. Nhưng tại sao lối đi của cầu Long Biên lại bên trái? Nguyên nhân rất đơn giản: Khi người Pháp thực hiện công cuộc khai thác tại miền Bắc, mọi sản vật, khoáng sản đều được chuyển về “mẫu quốc” theo đường cảng Hải Phòng. Xe cơ giới chở đi thì nặng, quay về Hà Nội thì nhẹ. Do quá trình thăm dò địa chất khi thi công chưa thật tốt, nên càng ngày bên phải cầu càng phải chịu tải trọng lớn hơn bên trái và… nghiêng dần sang phải. Nhằm khắc phục tạm việc nghiêng cầu, người Pháp đã phân luồng xe chạy sang bên trái.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám nổ ra, chính quyền về tay Việt Minh và người dân vẫn giữ thói quen đi lại đó. Dần dần, qua năm tháng, việc đi bên trái đã trở thành bình thường và là một nét độc đáo của cây cầu trăm tuổi nối hai bờ sông Hồng, dù điều này chẳng mấy ai biết đến và để tâm.

Thông tin về Cầu Long Biên trên Wikipedia tiếng Việt
Thông tin về Cầu Long Biên trên Wikipedia tiếng Việt

Vậy tại sao cầu Việt Trì đi bên trái?!

Theo đường bộ, cầu Việt Trì nằm trên tuyến nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc. Từ năm 1901, trong chiến lược khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cùng với cầu Long Biên ở Hà Nội, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương cho xây dựng cầu Việt Trì.

Cập nhật: Theo lời kể lại từ các thành viên đã từng sinh sống và làm việc gần khu vực Cầu Việt Trì, trước năm 1992 lối đi của cầu vẫn tuân theo đúng luật là đi bên phải đường. Tới năm 1992 thì các phương tiện di chuyển theo chiều ngược (đi bên trái) như bây giờ. Đó là vì: cầu Việt Trì cũng như cầu Long Biên – đều là hai cây cầu có cả đường bộ và đường sắt di chuyển trên cầu, thiết kế đi bên trái để tránh đường bộ phải giao với đường sắt trực tiếp, sẽ giúp giao thông thông suốt hơn rất nhiều.

Dành cho các bạn chưa từng tới cầu Việt Trì thì khi di chuyển theo lối bên trái sẽ có đường cua vòng xuống dưới gầm cầu để vòng trở lại đường bộ chính. Điều này giúp các xe di chuyển trên đường bộ liên tục mà không phải dừng lại chờ đợi, khi gặp tàu cùng lúc di chuyển qua cầu.

Bản đồ Google Map Cầu Việt Trì. Ảnh chụp màn hình
Bản đồ Google Map Cầu Việt Trì. Ảnh chụp màn hình

Cầu Việt Trì đường bộ kết hợp đường sắt với kiểu đi “lấy trái làm phải” độc đáo nhất cả nước đến nay vẫn tồn tại. Thay vì gánh cả hai vai đường bộ và đường sắt, bây giờ cầu Việt Trì chỉ làm nhiệm vụ “cõng” tàu hỏa là chủ yếu. Ngoài ra, chỉ các xe ô tô dưới 7 chỗ và xe máy được phép qua cầu. Giao thông chính qua Sông Lô chuyển qua cầu Hạc Trì và cầu Văn Lang mới và hiện đại hơn.

Bác Hồ về thăm công trường xây dựng cầu Việt Trì ngày mùng 1 Tết Bính Thân năm 1956. Ảnh: Tư liệu
Bác Hồ về thăm công trường xây dựng cầu Việt Trì ngày mùng 1 Tết Bính Thân năm 1956. Ảnh: Tư liệu

Ngoài các lý do phỏng đoán này, bạn có biết lý do nào khác khiến cầu Long Biên và cầu Việt Trì đi theo chiều ngược phía bên trái không?! Nếu có hãy để lại thông tin trong phần bình luận cuối bài nhé.

ĐỌC THÊM >> Vì sao giống gà mặt quỷ đen sì xấu xí mà giá lên tới 60 triệu đồng/con?!

Nguồn:
_http://laodong.com.vn/xa-hoi/nhung-bi-an-cua-cau-long-bien-cay-cau-di-nguoc-chieu-bai-1-182784.bld
_http://baophutho.vn/xuan-binh-than-2016/201601/tet-binh-than-60-nam-truoc-bac-ve-tham-cong-truong-xay-dung-cau-viet-tri-mot-cay-caumot-doi-nguoi-2467139/

Bình luận bằng Facebook

comments