Tại sao chúng ta có thể quên hầu hết mọi thứ còn cách đi xe đạp thì không?

0
1487

Theo Scientific American, hầu hết chúng ta đều học cách đi xe đạp vào thời thơ ấu. Nhưng khi chúng ta lớn lên, dù rất nhiều năm trôi qua không sử dụng xe đạp, khi bất chợt bắt gặp lại những chiếc xe đạp này, bạn sẽ thấy rằng dường như mình chưa bao giờ quên cách sử dụng.

Tuy nhiên rất nhiều ký ức cũ bạn đã không còn nhớ tới như địa điểm, nơi cất chìa khóa,… Vì sao vậy?

Tại sao chúng ta có thể quên hầu hết mọi thứ còn cách đi xe đạp thì không?

Các nhà khoa học đã phát hiện trong bộ não con người, tiểu não là khu vực giúp xử lý thông tin khi chúng ta học một kỹ năng mới có liên quan đến các hoạt động phức hợp. Và trên đó, một loại tế bào đặc biệt đóng vai trò là “người gác cổng” có thể kiểm soát những tín hiệu liên quan đến hoạt động phối hợp sau đó mã hóa chúng thành một ngôn ngữ riêng biệt và lưu trữ lâu dài vào các bộ phận khác của não. Các loại ký ức khác nhau sẽ được lưu giữ trong khu vực riêng biệt của bộ não. Bộ nhớ dài hạn được chia thành hai loại: quy nạp và thường trực.

Hồi ức các trải nghiệm như ngày chúng ta bắt đầu đi học hay nụ hôn đầu tiên của chúng ta được gọi là bộ nhớ quy nạp. Loại trí nhớ này là cách chúng ta diễn giải các sự kiện đã diễn ra. Mặt khác, kiến thức thực tế, chẳng hạn như thủ đô của Pháp, là một phần của trí nhớ ngữ nghĩa. Hai loại nội dung bộ nhớ quy nạp này có một điểm chung – bạn nhận thức được kiến thức và có thể truyền đạt lại cho người khác.

Tuy nhiên, các kỹ năng như chơi nhạc cụ hoặc đi xe đạp, trượt tuyết hay đơn giản là dùng đũa,… được lưu giữ trong một hệ thống riêng biệt, được gọi là bộ nhớ thường trực. Như tên gọi, bộ nhớ này chịu trách nhiệm về hiệu suất.

Tại sao chúng ta có thể quên hầu hết mọi thứ còn cách đi xe đạp thì không?

Một số nhà khoa học cho rằng bộ nhớ thường trực ít bị tổn thất và chấn thương hơn. Ngay cả với chấn thương não thì bộ nhớ thường trực hầu như cũng ít bị tổn hại. Đó là bởi vì hạch tủy cơ bản, cấu trúc chịu trách nhiệm xử lý bộ nhớ thường trực, được bảo vệ tương đối ở trung tâm não, bên dưới vỏ não. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa lí giải được nguyên nhân vì sao bộ nhớ thường trực thường ít đánh mất thông tin hơn bộ nhớ quy nạp (trong cả trường hợp không có chấn thương não).

>>Xem tiếp: Những năng lực siêu nhiên của con người

Nguồn:
1)nld.com.vn/khoa-hoc/tai-sao-chung-ta-khong-quen-cach-di-xe-dap-2009080510482413.htm
2)vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/2671421/tai-sao-chung-ta-khong-the-quen-di-duoc-cach-di-xe-dap

Bình luận bằng Facebook

comments