Tết Trung Thu: Hát trống quân là hát gì ?

0
5359

Tết Trung Thu ở miền Bắc có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du của Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra.

Hát trống quân (ảnh minh họa)

Tục truyền, hát Trống Quân xuất hiện vào đời nhà Trần, thời kháng chiến chống quân Nguyên, binh sĩ khi giải trí ngồi thành hai hàng đối nhau, một bên là “Hát xướng”, một bên là “Hát đáp”, khi hát gõ vào tang trống để làm nhịp

Hát trống quân ở mỗi địa phương có chút ít khác nhau về làn điệu, cách thức, thời điểm hát nhưng có đặc điểm chung là cách thức hát xướng giống nhau, làn điệu gần giống nhau và sử dụng một loại trống để đánh nhịp khi hát và đoạn “Lưu không” giữa những câu đối đáp.

Hát Trống Quân phổ biến ở Bắc Bộ thường được tổ chức vào nhựng tuần trăng tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với trai hoặc gái trong làng hoặc giữa họ với nhau vào buổi tối, lúc nghỉ việc. Hát trống Quân thường được tổ chức ngoài sân nhà hoặc ở bãi cỏ rộng, ở gần đình làng, giữa một bên là nam và một bên là nữ.

Cũng như các làn điệu dân ca khác ở đồng bằng Bắc Bộ như hát quan họ, hát xoan, hát ghẹo, hát ví, hát đò đưa, hát đúm…, hát trống quân là lối hát giao duyên ứng tác giữa nam và nữ. Thuở xa xưa với quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân nên sợi dây đàn là đường ranh giới của đôi trai gái hoặc của tốp nam, tốp nữ. Họ ngồi gần nhau đấy nhưng không dễ vượt qua được sợi dây của lễ giáo bấy giờ.

Bởi vậy họ thường ca:

Bây giờ Mận mới hỏi Đào
Vườn Hồng đã có lối vào hay chưa?

Và bên nữ đáp lại:

Mận hỏi thì Đào xin thưa
Vườn Hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Mời các bạn xem video tài liệu tìm hiểu về HÁT TRỐNG QUÂN của VTC10

Một phần trong phim tài liệu này:

Trống quân Vĩnh Phú: “Mó cá”:

XEM THÊM >> Vì sao màu đỏ là màu đặc trưng của Tết?!

Bình luận bằng Facebook

comments