Logo Google hôm nay 12-12-2011: Kỷ Niệm 84 Năm Ngày Sinh Robert Noyce

0
1506

Trang chủ Google mới đăng logo kỷ niệm sinh nhật lần thứ 84 của Robert Noyce ( 12/12/1927 – 12/12/2011 ). Robert Noyce còn có được người ta gọi là “Thị trưởng của thung lũng Silicon”, ông cùng với Jack Kilby đã sáng chế ra mạch vi xử lý. Ngoài ra Robert Noyce còn là người đồng sáng lập Fairchild Semiconductor vào năm 1957 và Intel vào năm 1968.
Logo Google hôm nay 12-12-2011: Kỷ Niệm 84 Năm Ngày Sinh Robert Noyce

Robert Noyce là ai ?
Robert Noyce tên đầy đủ là Robert Norton Noyce, sinh ngày 12/12/1927 và mất ngày 3/6/1990. Ông được coi là “thị trưởng” của thung lũng Silicon (Mayor of Silicon Valley) và là được coi đã đặt tên cho “thủ đô của giới công nghệ”. Ông là đồng sáng lập của Fairchild Semiconductor vào năm 1957 và Intel và năm 1968. Ông cùng với Jack Kilby là tác giả của phát minh mạch tích hợp hay còn gọi là vi mạch. Phát minh này được coi là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường máy tính cá nhân.

Robert Noyce là con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em. Cha của ông là một gia đình có truyền thống học hành. Cha ông, đã tốt nghiệp tới 3 trường đại học: Doane College năm 1915, Oberlin College năm 1920 và Chicago Theological Seminary năm 1923.

Ngay từ nhỏ, ông đã thể hiện mình là một người quyết liệt trong cuộc sống và tiềm năng to lớn của mình. 5 tuổi, sau khi “đánh bại” cha mình với trò Ping Pong, mẹ ông khi đó hỏi “Để cha thắng có phải tốt hơn không?” ông đã trở lại: “đó không chỉ là một trò chơi cho vui. Nếu đã chơi thì phải chơi cho thắng”. Mùa hè năm 1940, khi 12 tuổi, Robert Noyce đã cùng anh mình đã “chế tạo” thành công một chiếc máy bay nhỏ để bay từ mái của trường cao đẳng Grinnell. Sau đó, ông còn chế tạo thành công một chiếc radio từ một chiếc máy giặt cũ.

Robert Noyce với Jack Kilby đã sáng chế ra mạch vi xử lý

Dù ai đó nghi ngờ vai trò của ông trong phát minh mạch vi xử lý (microchip), Robert Noyce vẫn luôn được coi là một thiên tài. Phong cách quản lý “theo đuổi niềm đam mê” của ông đã là tiền đề cho nhiều thành công huyền thoại tại thung lũng Silicon.

“Nếu bất cứ phát minh nào cũng được kiểm nghiệm và xác minh đầy đủ, người ta sẽ nhận thấy rằng đó thường không phải là sản phẩm của một cá nhân cụ thể mà là sự đóng góp của cả nhóm”, tác giả Leslie Berlin viết trong cuốn sách “Người đứng đằng sau thiết bị vi xử lý: Robert Noyce và sự ra đời của thung lũng Silicon”.

Thông thường, mọi người vẫn gán phát minh cho những tên tuổi nhất định, và coi họ đơn độc trong công cuộc nghiên cứu sáng tạo. Nhưng rõ ràng, những sáng chế công nghệ cao như máy tính Apple, điện thoại di động, trình duyệt web đều là sản phẩm hợp tác của cả đội ngũ lớn, và mỗi người chỉ đóng góp một phần nhỏ trong toàn bộ quy trình.

Trong 40 năm qua, Robert Noyce, người đồng sáng lập Intel, luôn được coi là “nhà phát minh mạch tích hợp” – vi mạch trên bảng silicon và kim loại hình thành nên thiết bị trung tâm của bộ não máy tính. Thành quả này vô cùng quan trọng khiến trong nhiều thập kỷ, Noyce được báo chí tán dương và được Tổng thống Mỹ Jimmy Carter trao Huân chương Khoa học.

Tuy nhiên, Noyce không đơn thương độc mã khi thiết kế mạch tích hợp. Jack Kilby và Texas Instruments đã sản xuất một mẫu sản phẩm tương tự từ nhiều năm trước Intel. Và chính đội ngũ nhân viên của Noyce mới là những người thực hiện cả lý thuyết lẫn thực hành trong sản xuất chip cao cấp dưới sự chỉ đạo của ông. “Noyce gần như không làm bất cứ việc gì khi xây dựng thiết bị”, Berlin kết luận.

Điều chắc chắn là Noyce là một thiên tài trong những nghiên cứu về bóng bán dẫn (transistor). Transistor, bước đầu tiên trong kỷ nguyên công nghệ máy tính hiện đại, được phát minh vào năm 1947, và William Shockley, John Bardeen cùng Walter H. Brattain đã chia sẻ giải Nobel Vật lý cho thành quả này. Bóng bán dẫn hoạt động như thiết bị chuyển đổi dòng điện bằng cách đặt điện áp vào một chiều dòng điện, transistor sẽ khuếch đại tín hiệu và truyền sang một dòng khác.

Tất cả đều biết thiết bị này hữu ích như thế nào, nhưng ít người hiểu transistor hoạt động ra sao, và Noyce trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này dù mới chỉ ở độ tuổi 20. Noyce nhanh chóng thu hút sự chí ý của Shockley và người này đã mời ông hỗ trợ sản xuất transistor chuyên dụng cho quân đội và các công ty thiết bị doanh nghiệp như IBM. Sau gần hai năm ở Shockley, nhóm nhân viên chủ chốt đã bỏ đi và thành lập Fairchild Semiconductor.

Noyce trở thành lãnh đạo công ty Fairchild bởi ở ông có một niềm tin và sự bình thản hiếm ai có được. Noyce ghét sự đối đầu và ông luôn muốn nhân viên của mình theo đuổi những dự án khác lạ, tìm kiếm những gì thú vị và giá trị. Tính không ưa xung đột cuối cùng đã phá vỡ hôn nhân của Noyce do ông không tự giải quyết những bất hoà với vợ. Tuy nhiên, trong công việc, ông lại là cầu nối hoàn hảo giữa toàn bộ nhân viên với thế giới kinh doanh đầy khắc nghiệt.

Đầu năm 1959, một kỹ sư của Fairchild đã đề cập với ông một phương pháp thông minh để đưa nhiều bóng bán dẫn trên một bảng silicon đơn. Dựa vào đó, Noyce phác thảo thiết kế trên chip đơn và phát triển ý tưởng cơ bản về mạch vi xử lý, một phát minh đã mang đến sức mạnh cho mọi hệ thống máy tính ngày nay.

Nhưng Noyce dường như quên mất đồng nghiệp của mình khi nói về ý tưởng mới này. Ông cũng không thực hiện việc phát triển cho đến hai tháng sau đó, khi Texas Instruments công bố đã tạo ra mô hình mạch tích hợp. Các luật sư của Noyce hoảng sợ và ngay lập tức khởi kiện nhằm tranh chấp bản quyền. Toà án đã công nhận 4 mẫu sáng chế của Texas Instruments và một của Noyce.

Sau đó, Noyce rời Fairchild để thành lập Intel và khuyến khích đồng nghiệp sản xuất chip máy tính có thể lập trình đầu tiên cho thị trường. Nhưng rồi vai trò của Noyce bắt đầu trở nên mờ nhạt. Ông dần cắt đứt khỏi mọi công việc hàng ngày tại Intel. Lúc này, ông chỉ tham gia vào những cuộc nói chuyện về tương lai tươi sáng với máy tính dùng một lần, hay hệ thống phanh xe hơi thông minh, trong khi bỏ mặc đồng nghiệp tự vạch ra những chi tiết cụ thể để thực hiện viễn cảnh đó.

Tuy vậy, phong cách lãnh đạo của ông vẫn luôn được đánh đánh giá cao. Điển hình là những nhà sáng lập trẻ của Google vẫn khuyến khích nhân viên theo đuổi dự án mà với người khác có thể là ngu ngốc. Như Robert Noyce đã nhận thấy, chỉ những chuyến tàu đầy ước mơ mới có thể biến thế giới hiện thực này thành một thiên đường khác lạ và mới mẻ

Tổng hợp

Bình luận bằng Facebook

comments