Chuyện thú vị về cây cầu ngàn năm Pont du Gard

0
3554

Nếu có dịp tới cây cầu dẫn nước Pont du Gard tại Pháp bạn sẽ có những trải nghiệm mới về tài năng của người La Mã.

>> Pháp: xuất hiện mật ong màu xanh
>> 10 công trình kiến trúc độc đáo nhất hành tinh
>> Cây cầu độc đáo… đi dưới mặt nước
>> Nguồn gốc việc đi bên trái trên cầu Long Biên

Pont du Gard là một cây cầu dẫn nước nằm bắc ngang sông Gardon ở miền Nam nước Pháp không xa thành phố Nimes. Đây là hệ thống dẫn nước cao nhất thời Roma và được gìn giữ tốt nhất hiện tại.

Được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ I sau công nguyên với nhiệm vụ mang nước về cho thành phố, cây cầu là một phần của công trình dài 50km, chuyên chở hàng trăm ngàn lít nước mỗi ngày.

Sau 2000 năm, sự tồn tại của Pont du Gard vẫn là thuốc thử cho tài năng của các kiến trúc sư ngày xưa (tất nhiên đã từng được trùng tu qua thời gian). Dù không còn mang trách nhiệm như ban đầu, công trình hiện tại chủ yếu mang tính chất trang trí và trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách.

Sau hàng ngàn năm, Pont du Gard vẫn tồn tại hiên ngang - Ảnh: wikipedia.org
Sau hàng ngàn năm, Pont du Gard vẫn tồn tại hiên ngang – Ảnh: wikipedia.org

Người ta tin rằng công trình được khởi công khoảng năm 40 sau công nguyên và hoàn thành sau 15 năm. Khoảng 1.000 người lao động đã tham gia vào quá trình xây dựng. Điều đáng ngạc nhiên là không hề có vữa sử dụng để dựng nên công trình. Sự chính xác của các kiến trúc sư Roma được bố trí đến mức cả đoạn cầu dài đi xuống với độ dốc 17 feet (5m) so từ đầu này đến đầu kia.

Vào thế kỷ thứ 10, đế chế La Mã dần tàn lụi, người dân từ đó sử dụng giếng đào. Cây cầu bị bỏ hoang và biến thành cầu bộ hành ngang sông Gardon thời trung cổ.

Cây cầu dài 274m chiều dài và cao 49m. Được xây thành 3 tầng mỗi tầng đều có những mái vòm nối tiếp nhau. Mỗi mái vòm đều có kích thước hơi khác nhau và trải dài. Nước được mang về theo đường dẫn trên tầng thứ 3. Tầng cao nhất này được làm cong phía trong lòng và tính toán một cách thận trọng. Mục đích thiết kế của các kỹ sư là để giúp cho nó mạnh mẽ hơn khi chịu đựng dòng nước mạnh đầy sức ép chảy qua.

Cây cầu cao ba tầng với mỗi tầng có số lượng mái vòng khác nhau bắc ngang sông Gardon - Ảnh: Roby Ferrari/Flickr
Cây cầu cao ba tầng với mỗi tầng có số lượng mái vòng khác nhau bắc ngang sông Gardon – Ảnh: Roby Ferrari/Flickr

Những tảng đá đã góp phần mang đến sự bền lâu cho cây cầu dẫn nước. Hơn 50.000 tấn đá đã được sử dụng và nhiều khối đá nặng hơn 5 tấn đã được sử dụng. Dù không có vữa, những vết cắt cực kỳ chính xác và tỉ mỉ đã làm cho các tảng đá gắn kết vào nhau bằng sự ma sát.

Pont du Gard đã được rất nhiều vị khách nổi tiếng đến thăm. Năm 1610, vua nước Anh đã vẽ lại cây cầu sau khi đến thăm. Vài cây cầu bắc ngang sông Rhône cũng được lấy cảm hứng từ Pont du Gard như Pont d’Avignon vào thế kỷ 14 và Pont Sait-Esprit vào thế kỷ 13 và 14. Từ thế kỷ 17, Pont du Gard trở thành hình mẫu cho những người thợ xây đá đến để học tập.

Điểm đặc biêt của cầu dẫn nước Pont du Gard là các tảng đá được xếp chồng lên nhau mà không dùng vữa – Ảnh: Roby Ferrari/Flickr
Điểm đặc biêt của cầu dẫn nước Pont du Gard là các tảng đá được xếp chồng lên nhau mà không dùng vữa – Ảnh: Roby Ferrari/Flickr

Hubert Robert là họa sĩ lừng danh từng đến thăm công trình cổ đại này. Ông vẽ khá nhiều tác phẩm nổi tiếng và một trong số đó lấy cảm hứng từ cây cầu Pont du Gard hoàn thành năm 1787, đặt tại phòng tiếp khách của cung điện Fontainebleu. Ngày nay, bức tranh thuộc gian sưu tập Principal Monuments of France trưng bày tại bảo tàng Louvre, Paris.
Rất tiếc, tên của kiến trúc sư trưởng đã bị biến mất theo thời gian.

Dù không biết chính xác người đã thiết kế và xây dựng cây cầu nhưng hậu thế vẫn phải công nhận sự tài tình của người La Mã xưa - Ảnh: Roby Ferrari/Flickr
Dù không biết chính xác người đã thiết kế và xây dựng cây cầu nhưng hậu thế vẫn phải công nhận sự tài tình của người La Mã xưa – Ảnh: Roby Ferrari/Flickr

Đến thăm cây cầu du khách còn có thể ghé vào bảo tàng nằm ngay gần đó mô tả lại quá trình xây dựng, trùng tu của Pont du Gard. Rất nhiều thông tin được trưng bày giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về bản chất cũng như ý nghĩa của cây cầu vốn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử La Mã.

Nhìn từ trên cao mới có thể nhìn thấy sự kỹ vĩ và tài năng của những kiến trúc sư Roma - Ảnh: Jean Louis Zimmerman/Flickr
Nhìn từ trên cao mới có thể nhìn thấy sự kỹ vĩ và tài năng của những kiến trúc sư Roma – Ảnh: Jean Louis Zimmerman/Flickr
Tầng 3 của cây cầu nơi được sử dụng để dẫn nước - Ảnh Panoramic
Tầng 3 của cây cầu nơi được sử dụng để dẫn nước – Ảnh Panoramic

Pont du Gard nằm cách Nimes 27km bạn có thể đến đây bằng xe tự lái. Nếu đi tàu TGV, có chặng Paris – Nimes mất khoảng 2 giờ 50 phút.

Vé thăm toàn bộ khu di chỉ là 18 euro bao gồm cây cầu Pont du Gard, cống nước cổ, lối vào các khu vực như bảo tàng, rạp chiếu phim, đài tưởng niệm.

Qua năm tháng, cây cầu đã trở thành điểm đến rất nổi tiếng cho các du khách mỗi khi có dịp ngang qua thành phố Nimes - Ảnh: Panoramic
Qua năm tháng, cây cầu đã trở thành điểm đến rất nổi tiếng cho các du khách mỗi khi có dịp ngang qua thành phố Nimes – Ảnh: Panoramic

Nguồn: http://motthegioi.vn/luxury-living/chuyen-thu-vi-ve-cay-cau-pont-du-gard-ky-vi-ngan-nam-90222.html

Bình luận bằng Facebook

comments