Trái Đất đang mất khoảng 50 ngàn tấn mỗi năm, tương đương với khoảng 0,000000000000001% khối lượng của nó. Thực tế thì con số khối lượng bị mất lớn hơn rất nhiều, gần 100.000 tấn nhưng do được bù lại từ bụi vũ trụ mà Trái Đất đã gỡ gạc lại phần nào!
>> Logo Google hôm nay: Ngày Trái đất
>> Sốc khi so sánh ảnh vũ trụ và Trái đất
Vì sao Trái Đất mất trọng lượng?
Tiến sĩ vật lý Chris Smith và Dave Ansel của đại hoc Cambridge đã công bố các kết quả cho thấy trong thời gian 1 năm thì quả địa cầu mất đi khoảng 95.000 tấn Hydro và 1.600 tấn khí Heli. 2 loại khí này quá nhẹ nên trọng lực của trái đất không giữ được nó trong bầu khí quyển. Một nguyên nhân khác là lõi nhiên liệu ở trung tâm Trái Đất mất dần khối lượng mỗi năm, bạn cứ hình dung nó như 1 lò phản ứng hạt nhân là sẽ hiểu được vấn đề, ít năng lượng hơn đồng nghĩa với khối lượng giảm. Và cứ mỗi năm thì chúng ta mất 16 tấn vì vấn đề này.
Vậy tăng từ đâu?
Chương trình More or Less của đài BBC bổ sung thêm nhờ vào sự quyến rũ của trọng lực mà mỗi năm Trái Đất của chúng ta cuốn hút được 40.000 tấn bụi vũ trụ để tăng cường thêm cho khối lượng của nó. Ngoài ra, thông tin từ cục hàng không và vũ trụ liên bang Mỹ NASA cho biết mỗi năm Trái Đất cũng nặng thêm khoảng 160 tấn vì sự ấm lên toàn cầu.
Như vậy, bạn có thể thấy không phải vì bạn đẻ con hay ông nội của bạn qua đời mà khối lượng của trái đất tăng lên hay giảm đi. 🙂
Liệu sự mất khối lượng này có làm hại Trái Đất hay không?
Thật sự thì bạn không nên lo lắng gì vì như đã nói, mỗi năm Trái Đất chỉ mất 0,000000000000001% khối lượng của nó và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến loài người cả. 50 ngàn tấn này không thật lớn như bạn hình dung đâu.
Vậy còn mất đi khí Hydro và Heli thì sao?
Khí Hydro thì không xi nhê gì nhưng Heli lại là một vấn đề khá là nghiêm trọng. Với tốc độ mất mát hiện tại thì phải khoảng vài ngàn tỷ năm nữa chúng ta mới hết khí Hydro, và khi đó thì Trái Đất cũng không còn tồn tại nữa rồi. Tuổi thọ của Trái Đất được cho vào khoảng 6 tỷ năm.
Về khí Heli, đây là 1 loại khí khá quan trọng và nó chỉ chiếm 0,00052% thể tích bầu khí quyển của chúng ta. Thực chất thì Heli thường được khai thác từ khí ga tự nhiên thông qua quá trình chưng cất phức tạp. Và Heli ngày càng hiếm trên trái đất nên việc mất 1.600 tấn một năm thật sự là rất đáng tiếc. Trong thực tế, nhà vật lý học đoạt giải Nobel Robert Richardson từng cho rằng mỗi một quả bóng bay phải trị giá 100$ vì nó chứa quá nhiều khí Heli!
Và bạn biết Heli dùng để làm gì không? Để dùng trong các máy MRI ở bệnh viện, dùng để giúp kinh khí cầu bay, để chế tạo hỗn hợp giúp thợ lặn thở dưới nước, dùng trong kính viễn vọng, trong các xét nghiệm đo độ tuổi của một vật chất nào đó hay giúp tên lửa bay lên trời…
Nguồn: https://www.tinhte.vn/threads/ban-co-biet-trai-dat-nhe-hon-50-000-tan-moi-nam.1064173/