Vì sao loài gấu ngủ đông?

0
6833

Chúng ta đang ở giữa tháng 11, thời gian của mùa đông lạnh giá. Con người chúng ta phải măc rất nhiều áo ấm, thậm chí phải đốt lửa để sưởi ấm cơ thể. Nhưng có 1 số loài có cơ chế vô cùng đặc biệt để vượt qua mùa đông: đó chính là ngủ đông, niềm ao ước đặc biệt của khoa học cũng như của rất nhiều các …bạn trẻ bây giờ.

Gấu là một loài ngủ đông như vậy. Nếu không vận động các chi trong một thời gian dài, các cơ của chúng ta sẽ mất đi sự rắn chắc. Tuy nhiên, hiện tượng này không lặp lại ở gấu đen. Chúng tỉnh lại sau giấc ngủ đông dài ba tháng, vẫn giữ được hơn 3/4 sức mạnh của cơ bắp mà không cần đến một mẩu thức ăn hay giọt nước nào. Nếu con người cũng bất động trong khoảng thời gian tương tự, họ sẽ mất khoảng 90% sức mạnh này
Gấu ngủ đông. Ảnh minh họa

Vậy tại sao loài gấu ngủ đông?

Cứ đến mùa đông, loài gấu lại rơi vào một tình trạng ngủ miên man có kiểm soát, người ta gọi đó là ngủ đông. Giấc ngủ đông của gấu phục vụ chỉ một mục đích: tránh mùa đông rét mướt, trốn từng đợt gió lạnh, bảo tồn năng lượng trong khi khan hiếm thức ăn để sống sót qua khoảng 3 tháng mùa đông.

Đa số cơ chế ngủ đông là làm chậm nhịp thở, giảm tốc độ đập của tim, hạn chế hoạt động của cơ chế trao đổi chất. Những thay đổi như vậy có thể khiến cơ thể bị tổn thương, nhưng bù lại, có thể sống qua được mùa đông mà chắc chắn nếu không ngủ, chúng sẽ chết.

Gấu ngủ đông như thế nào? Con người có thể làm được như vậy không?!

Thu đến, các loài động vật sẽ tự động giảm trao đổi chất, chúng sẽ bước vào trạng uể oải, có tên là “torpor”. Ngay cả khi con vật sống trong môi trường ấp áp, đủ ăn đủ mặc, có một thứ bí ẩn kích hoạt cơ chế ngủ đông của chúng.

Dù cộng động khoa học đã từ lâu tranh cãi xem gấu có phải là loài ngủ đông thực thụ không – bởi chúng không thể đưa nhiệt độ cơ thể xuống mức hoặc dưới mức đông lạnh được, nhưng trạng thái ngủ đông của gấu vẫn luôn là cơ chế cực kì đáng kinh ngạc. Cứ xét tới kích cỡ khổng lồ của một con gấu mà xem, việc ngủ đông không dễ dàng gì.

Để có thể ngủ một cách hiệu quả, chúng phải tích trữ một lượng mỡ khổng lồ. “..Bản chất việc con gấu ngủ đông đã là quá kì diệu: chúng không ăn uống gì trong suốt vài tháng trời, và con cái có thể sinh con, cho con bú ngay trong khi ngủ đông“. Marcella Kelly, nhà sinh vật học từ Viện Công nghệ Virginia, chuyên viên tại Trung tâm Nghiên cứu Gấu Đen nói

Sâu trong hang tối hay bất kì cái “giường” ngủ đông nào, con gấu trải qua một sức ép sinh lý học có thể giết chết bất kì cá thể người nào. Ví dụ như con gấu đen: Tháng Mười Một, nhịp tim của chúng có thể xuống còn 50 nhịp/phút; đến tháng Giêng, nhịp tim sẽ còn xuống thấp hơn thế, có tài liệu ghi lại rằng chỉ 10 nhịp/phút.

Đó mới là nhịp tim. Khoảng tháng Mười Một, nhịp thở của gấu rơi vào khoảng 50 nhịp/phút. Vào lúc lạnh nhất của mùa đông, nhịp thở giảm xuống cực sâu, chỉ còn 4-5 lần/phút. Toàn bộ hoạt động cơ thể của gấu dừng lại, thế mà khi xuân đến, chúng tỉnh dậy và cơ thể vẫn vẹn nguyên.

Nếu con người mà nằm ngủ như thế, ta sẽ mất cả xương và cơ rất nhanh.

Trước cả khi gấu ngủ đông, chúng cũng đã hoàn thành được một kì tích sinh học khác: gấu béo lên đến mức nguy hiểm, con người mà mà béo tới mức đó, cơ thể sẽ bị thương tổn không phục hồi được. “Con người không thể béo lên như vậy được, béo như thế tương đương với ăn liên tục để bị tiểu đường type 2 luôn”, cô Kelly nói. “Tôi nghĩ đó là một thành tựu tuyệt vời”.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu ở mức tế bào xem làm thế nào mà con gấu có thể béo lên được mức đó mà không bị tổn thương.

Con người còn lâu mới làm được thế. Thế nhưng ta vẫn cố, tìm cách phát triển công nghệ đóng băng để có thể ngủ được một giấc dài cả trăm năm. Trước là để bảo quản cơ thể vì những hoàn cảnh đặc biệt (bị bệnh nặng, đóng băng cơ thể chờ thuốc chữa chẳng hạn); sau là để du hành không gian, bay những chặng đường mất cả năm ánh sáng mới tới đích.

Ông Henry Harlow, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, hiểu được quá trình diễn ra trong thời kỳ ngủ đông của gấu, chúng ta có thể tìm ra cách thức chữa trị hiệu quả với bệnh rối loạn cơ bắp, với tình trạng suy nhược của cơ thể do phải nằm lâu trên giường bệnh.

Loài gấu ngủ đông 3 tới 6 tháng, vậy chúng đi vệ sinh vào lúc nào?
Hầu hết các loài động vật có vú ngủ đông đều có giai đoạn tỉnh giấc, có thể hàng tuần hoặc hàng tháng, tùy từng loài. Trong những giai đoạn này chúng co duỗi cơ thể cho đỡ mỏi, đi lại loanh quanh, đôi khi còn đi tiểu và phóng uế.
Mặc dù những loài ngủ đông không ăn uống gì, nhưng đôi khi chúng lại phóng uế và đi tiểu lúc đang ngủ đông (do quá trình trao đổi chất lượng mỡ lưu trữ cũng tạo ra chất thải), nhưng chúng chỉ thải ra một lượng cực nhỏ.

Trên thực tế, những chú gấu ngủ đông lại có thể ngủ qua cả mùa đông mà không cần đi vệ sinh.

Trong khi gấu không phải là những kẻ ngủ đông nghiêm túc nhất (vì chúng không ngủ sâu hoặc giảm nhiệt độ cơ thể xuống như nhiều loài khác khi ngủ đông), nhưng rất ít loài có thể nhịn lâu như gấu.

Gấu ngủ đông. Ảnh minh họa

Nhiều loài gấu ngủ đông hơn nửa năm mà không cần ăn uống gì. Nhiều gấu mẹ vẫn có thể cho con bú mà không cần rời hang. Chúng lấy nước cho cơ thể nhờ chuyển hóa chất béo dự trữ, và quá trình này có tạo ra chất thải.

Tuy nhiên, thay vì đi tiểu hoặc phóng uế, chúng lại tái chế nguồn thải này. Lượng urea thải ra, có thể rất độc với nồng độ cao, được phân giải để tạo ra protein và dùng để duy trì cơ bắp cũng như lớp mô bao quanh các cơ quan (nghĩa là chúng có thể giảm cân trong mùa đông, nhưng cũng trở nên cơ bắp hơn).

>>Dùng phim khiêu dâm kích thích gấu “chuyện yêu” >> Bấm xem

Nguồn:
1)http://soha.vn/vi-sao-gau-ngu-dong-con-nguoi-co-bat-chuoc-duoc-khong-20181119103923487.htm
2)https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bi-mat-giac-ngu-dong-cua-gau-ba-thang-khong-teo-co-1955484.html
3)http://cafebiz.vn/loai-gau-ngu-dong-toi-6-thang-vay-chung-di-toilet-vao-luc-nao-20161018213358187.chn

Bình luận bằng Facebook

comments