Một số điều cần biết về Nghị định 100/2019/NĐ-CP

0
970

Theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1-1-2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm. Có nhiều thông tin mà bạn cần biết.

Điều đầu tiên: Đã uống rượu, đi xe đạp cũng bị phạt

Ông Khuất Việt Hùng – phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia – chia sẻ:

Với quy định này, người điều khiển phương tiện giao thông dù là ôtô, xe máy, xe đạp, tàu, thuyền, máy bay… nếu uống rượu trước hoặc trong khi điều khiển phương tiện đều bị phạt, không có mức chưa bị phạt như đối với xe máy trước đó. Cách đối phó tích cực nhất là xác định tâm thế “đã uống rượu bia thì không lái xe”

Từ 1-1-2020: Đã uống rượu, đi xe đạp cũng bị phạt - Ảnh TẤN ĐẠT. Báo Tuổi Trẻ
Từ 1-1-2020: Đã uống rượu, đi xe đạp cũng bị phạt – Ảnh TẤN ĐẠT. Báo Tuổi Trẻ

Nghị định số 100 được ban hành thay thế nghị định số 46/2016/NĐ-CP, có hiệu lực đúng vào ngày Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực.

Luật phòng chống tác hại của rượu, bia nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Vì vậy, việc bổ sung hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người chạy xe đạp, xe thô sơ để có chế tài xử lý góp phần thực thi luật này.

  • Đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, nghị định quy định mức xử phạt cao nhất đối với người lái ôtô vi phạm từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng.
  • Đối với người lái mô tô, xe máy, mức phạt cao nhất từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng.
  • Với người chạy xe đạp, xe thô sơ mức phạt 400.000 – 600.000 đồng.

Hơi thở chứa cồn do ăn trái cây, người dân có bị phạt?

Trao đổi với Zing.vn, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang thừa nhận một số thực phẩm chứa đường dễ lên men có hàm lượng cồn hoặc một vài loại thuốc có sử dụng dung môi cồn. Hơi thở của người vừa sử dụng thực phẩm hoặc thuốc này sẽ dương tính với cồn.

Tuy nhiên, hàm lượng cồn rất nhỏ, không đáng kể và phụ thuộc nhiều vào mức thực phẩm cơ thể hấp thụ. Sau khi ăn, người dân chỉ cần uống một cốc nước hoặc đi lại chừng 15-20′ là lượng cồn này không còn lưu lại trong hơi thở nữa.

“Xác suất người dân vừa ăn xong thực phẩm chứa cồn liền bị cảnh sát giao thông (CSGT) kiểm tra là rất nhỏ. Thực tế, họ chỉ cần vận động một lúc là hết”, bà Trang cho hay.

Đại diện cơ quan soạn thảo Luật phòng, chống tác hại rượu bia cũng cho biết lực lượng CSGT đã được tập huấn kỹ càng về những thông tin này nên người dân gặp trường hợp tương tự chỉ cần giải thích rõ ràng. Nếu hơi thở có nồng độ cồn do ăn thực phẩm chứa đường sẽ không bị xử phạt.

Tốc độ chuyển hoá rượu trong máu ở mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, bệnh lý...Ảnh: Medical News Today
Tốc độ chuyển hóa rượu trong máu ở mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, bệnh lý… Ảnh: Medical News Today

Bao lâu sau uống rượu mới được lái xe?
Một người khi uống rượu có thể ước lượng một cách tương đối nồng độ cồn trong máu để tự điều chỉnh lượng rượu uống.
Một người đàn ông nặng 65 kg, uống 200 ml rượu trắng 42 độ cồn, uống xong lúc 10h đêm, thì đến 8h sáng hôm sau trong máu hết cồn.

Tuy nhiên, trong máu mỗi người đều có các ngưỡng nồng độ cồn khác nhau nên thời gian chuyển hóa và trạng thái cảm xúc cũng khác nhau.

Ví dụ, nồng độ cồn 10-40 miligam trong 100 ml máu khiến cơ thể ở trạng thái hưng phấn nhẹ nhàng, thư giãn, tương tác tốt với xã hội. Từ 50 đến 70 miligam cồn trong 100 ml máu có thể gây hưng cảm, nói nhiều, cảm giác thân thiện với người xung quanh, hoặc bắt đầu suy giảm kỹ năng. Vì vậy đa số quốc gia sử dụng con số 50 miligam cồn trong 100 ml máu làm giới hạn pháp lý khi lái xe.

Nồng độ cồn từ 500 miligam trong 100 ml máu có thể đe dọa tính mạng. Đặc biệt là trường hợp lưỡi mềm tụt sâu vào đường thở gây suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt và nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

ĐỌC THÊM >> Người say rượu nên ăn uống gì để nhanh tỉnh?

Nghe nhạc bằng tai nghe khi lái xe máy bị phạt đến 01 triệu đồng
Theo đó, người điều xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (ví dụ sử dụng tai nge để nghe nhạc) sẽ bị phạt tiền từ 600 nghìn đồng đến 01 triệu đồng (trừ thiết bị trợ thính).

Bên cạnh việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm nêu trên sẽ đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước quyền sử dụng từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối người điều khiển xe ô tô, nếu có hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng;
– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước quyền sử dụng từ 02 tháng đến 04 tháng.

Nguồn:
1)https://tuoitre.vn/tu-hom-nay-1-1-2020-da-uong-ruou-di-xe-dap-cung-bi-phat-2020010107520013.htm
2)https://news.zing.vn/hoi-tho-chua-con-do-an-trai-cay-nguoi-dan-co-bi-phat-post1032069.html
3)https://vnexpress.net/suc-khoe/bao-lau-sau-uong-ruou-moi-duoc-lai-xe-4036444.html
4)https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thong-bao-van-ban-moi/email/26836/nghe-nhac-bang-tai-nghe-khi-lai-xe-may-bi-phat-den-01-trieu-dong

Bình luận bằng Facebook

comments