Nụ cười của bạn có thể phản bội bạn vì nó có thể cho người khác biết những gì bạn thực sự nghĩ. Nhưng mặt khác, bạn có thể đọc được phần nào đó suy nghĩ của mọi người, nếu bạn biết “đọc” các sắc thái của nét mặt.
Dưới đây là một số điều đáng chú ý về các loại nụ cười và chúng tôi muốn chia sẻ với bạn.


Có 3 nhóm nụ cười chính.
Sau khi nghiên cứu mọi người, các nhà nghiên cứu đã phân chia nụ cười theo sự kết hợp của các cơ:
+ Nụ cười tự nhiên (reward): Đó là vận động nâng lên đối xứng của cơ zygomaticus với cơ nâng lông mày. Môi bị kéo khiến răng lộ ra.
+ Nụ cười thân thiện (cooperation) Nó truyền đạt sự khoan dung, sự thừa nhận hoặc một sự ràng buộc. Nó cũng đối xứng nhưng lan rộng hơn và mỏng hơn với môi ép và không có răng lộ ra ngoài.
+ Nụ cười tự cao (Dominance) Nó biểu thị tình trạng và nó không đối xứng, với lông mày nhướng lên và má hếch.
“Biểu cảm khuôn mặt này đã phát triển để giải quyết các nhiệm vụ cơ bản của cuộc sống con người trong các nhóm xã hội kiểu như: Cảm ơn, tôi thích điều này. Đừng lo lắng, tôi sẽ không làm tổn thương bạn. Này, tôi phụ trách ở đây” Niedenthal – giáo sư tâm lý học tại Đại học Wisconsin – Madison nói. “Có rất nhiều từ mà mọi người sử dụng để mô tả các nụ cười khác nhau, nhưng chúng tôi thấy chúng mô tả các dạng phụ của một tình huống khen thưởng hoặc một tình huống thương lượng thứ bậc và có thái độ coi thường người khác.”
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu xác định các loại cụ thể hơn, có thể thể hiện các sắc thái cảm xúc khác nhau.
1. Nụ cười tán tỉnh
Đây là nụ cười rất nổi tiếng mà chúng ta đã từng thấy nhiều lần trong bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Đó là một trong những nụ cười bí ẩn và ngượng ngùng mà bạn sử dụng trước khi nhanh chóng quay đi chỗ khác. Hành động này chỉ kéo dài trong chốc lát.
Lần tới, bạn sẽ nhận ra rằng ai đó đang có cảm tình với bạn khi bạn nhìn thấy biểu hiện này của một người đang nhìn bạn.
2. Nụ cười chân thành
Các nụ cười dạng này khá dễ dàng để nhận ra. Các cơ mặt phản ánh những cảm xúc tích cực, không bị kiểm soát và chân thực. Không có cơ nào khác ở phần dưới của khuôn mặt tham gia ngoại trừ cơ vòng quanh mắt, vì vậy bạn có thể nhìn thấy các nếp nhăn. Nụ cười thường tồn tại lâu và mãnh liệt.
3. Nụ cười khinh thường
Nụ cười khinh thường không phải là một biểu hiện tích cực. Nó biểu thị sự hỗn hợp của sự ghê tởm hoặc phẫn nộ. Khóe môi mím chặt và thường một bên môi cao hơn bên kia.
4. Nụ cười khổ sở
Biểu hiện của nụ cười này là sự nín nhịn chịu đựng (Ngậm bồ hòn làm ngọt). Nó rất nhẹ và không đối xứng. Bạn có thể nhìn thấy một nỗi buồn sâu thẳm trong đôi mắt của người thể hiện nó. Về cơ bản, đó là một kiểu tự thu mình và nỗ lực để che giấu sự khốn khổ. Bạn có thể nhìn thấy nụ cười này khi một người cố gắng giả vờ rằng họ ổn với điều gì đó, nhưng thực tế thì không. Giống như xem một bộ phim nhàm chán với đối tác của bạn và bạn ghét nó, nhưng phải ở đó.
5. Nụ cười rạng rỡ
Đây là nụ cười hạnh phúc nhưng lại có một nỗ lực để kiềm chế. Nó xảy ra khi chúng ta cần phải lịch sự và không nên mỉm cười, mặc dù có điều gì đó có vẻ rất buồn cười. Hai má hếch lên nhưng khóe môi lại cụp xuống.
6. Nụ cười có chút bất ngờ (Qualifier smile)
Bạn có biểu hiện này khi phát hiện ra rằng tất cả các ghế trong nhà hàng đều đã được đặt trước hoặc đang bận. Nó bắt đầu đột ngột. Môi dưới hơi nhếch lên và bạn có thể nhận thấy đầu nghiêng.
7. Nụ cười giả tạo
Nụ cười này rất dễ phát hiện. Các cơ xung quanh mắt không tham gia nên bạn không nhìn thấy nếp nhăn. Mọi người thường nghĩ rằng đôi mắt của họ cũng đang cười khi họ cố gắng giả vờ, nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó chỉ là ảo giác.
Nụ cười có thể biến mất khỏi khuôn mặt quá đột ngột, hoặc có thể có một bước bù trừ, trong đó nụ cười giảm dần, sau đó được giữ lại, trước khi biến mất hoặc chuyển qua một bước khác khi nó rời khỏi khuôn mặt.
8. Nụ cười sợ hãi
Nụ cười sợ hãi được hiển thị bằng hai hàm răng “đóng băng”. Trông có vẻ như bạn đang cười, nhưng thực ra bạn đang lo lắng. Hai hàm răng được kẹp chặt vào nhau và đôi mắt to hơn. Đôi mày có biểu hiện ngạc nhiên.
Không phải tất cả nụ cười đều được tạo ra như nhau
Có hàng chục kiểu cười khác nhau, mỗi kiểu cười khác nhau về cả hình dáng và thông điệp dự định. Ví dụ, hầu hết nụ cười truyền tải những cảm xúc tích cực, chẳng hạn như sự thích thú do khoái cảm về thể chất hoặc giác quan. Tuy nhiên, có rất nhiều người thấy mình mỉm cười khi họ cảm thấy đau khổ. Những nụ cười này không gượng ép và do đó, không giống như những nụ cười giả dối được sử dụng để thuyết phục người khác rằng họ hạnh phúc trong khi che đậy biểu hiện thực sự của một cảm xúc tiêu cực.
XEM THÊM >> [Video] Sức mạnh tiềm ẩn của Nụ cười
Hơn một phần ba dân số thế giới cười hơn 20 lần một ngày, và có dưới 14% dân số thế giới cười ít hơn 5 lần một ngày. Trên thực tế, những người có được nhiều khả năng siêu phàm ấy nhất chính là trẻ em, chúng cười trên 400 lần trên ngày.
Cười nhiều thật sự rât có lợi cho sức khỏe của bạn Nó có giúp bạn giảm lượng hóc môn gây ra stress như cortisol, adrenaline và dopamine, và làm tăng lượng hoc môn gây cảm giác hưng phấn như endorphin và làm giảm huyết áp.
Điều gì đã khiến bạn thực sự mỉm cười ngày hôm nay? Chúc bạn luôn cười tự nhiên hoặc cười lớn thật nhiều mỗi ngày, vì điều đó chắc chắn là bạn rất hạnh phúc.
XEM THÊM >> Truyện cười mùa Covid
>> Bị chửi mà vẫn cười
Nguồn:
_https://brightside.me/wonder-curiosities/what-your-smile-can-say-about-your-emotions-801694/
_https://news.wisc.edu/researchers-crack-the-smile-describing-3-types-by-muscle-movement/
_https://www.paulekman.com/blog/science-of-smiling/