Một vụ nổ mặt trời độc đáo khiến các nhà khoa học sửng sốt và thích thú

0
685
Ảnh : bgr.com
Ảnh : bgr.com

Mặt trời là một trong những lý do lớn khiến tất cả chúng ta ở đây ngày hôm nay. Nếu không có nó, sự sống có thể sẽ không tồn tại trên Trái đất – hoặc ít nhất, sự sống bao phủ hành tinh của chúng ta ngày nay đơn giản là sẽ không thể có được. Điều đó nói lên rằng, vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về ngôi sao của mình. Và quan trọng hơn là những mối đe dọa mà ngôi sao có thể gây ra khi bắt đầu nổi cơn thịnh nộ. Giờ đây, một vụ nổ rất thú vị đã giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn thoáng qua về các cơ chế cơ bản cung cấp năng lượng cho các vụ phun trào thường xuyên của Mặt trời.

Sự bùng phát của các ngôi sao là phổ biến. Những sự kiện này thể hiện là sự giải phóng năng lượng nhanh chóng, thường ném các hạt tích điện vào không gian và đôi khi vào các hành tinh bao gồm cả hành tinh của chúng ta. Chúng ta biết chúng tồn tại và chúng ta đã thấy chúng hoạt động, nhưng các sự kiện diễn ra trên bề mặt Mặt trời chỉ là kết quả cuối cùng của các quá trình cơ bản chưa được hiểu rõ. Quan sát mới nhất này khác ở chỗ nó là một vụ phun trào nhiều giai đoạn rõ ràng với ba bước riêng biệt. NASA cho biết, điều này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách những đợt bùng phát năng lượng mặt trời.

NASA và các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát thấy cách phun trào độc nhất vào tháng 3 năm 2016. Giống như nhiều thứ trong khoa học, việc thu thập các quan sát và thực sự hiểu được những gì đã xảy ra cách nhau nhiều năm. Nghiên cứu về vụ nổ sẽ được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.

Các nhà nghiên cứu gọi sự kiện này là “Vụ phun trào Rosetta” như là một dấu hiệu của viên đá Rosetta nổi tiếng. Họ nói rằng sự bùng phát này giống như một công cụ để hiểu cách các vụ phun trào sao xảy ra và sự tiến triển từ một giai đoạn của một vụ phun trào sang giai đoạn tiếp theo.

NASA đưa ra một số bối cảnh: Các vụ phun trào trên Mặt trời thường xảy ra ở một trong ba dạng: phun trào nhật hoa CME (a coronal mass ejection), Phun tia phản lực (a jet) hoặc phun trào một phần. Vụ phun trào nhật hoa – CME – và tia phản lực đều là những vụ phun trào gây nổ, truyền năng lượng và các hạt vào không gian, nhưng chúng trông rất khác nhau. CME và phun tia là các tia plasma, bức xạ và hạt năng lượng sẽ được giải phóng ra ngoài không gian

Trong khi các tia phản lực phun ra dưới dạng các cột vật chất mặt trời hẹp, CME tạo thành các bong bóng khổng lồ mở rộng ra, đẩy và tạo hình bởi từ trường của Mặt trời. Mặt khác, các vụ phun trào một phần bắt đầu phun trào từ bề mặt nhưng không tạo đủ năng lượng để rời khỏi Mặt trời, vì vậy phần lớn vật chất rơi trở lại bề mặt Mặt trời.

Vụ phun trào xảy ra vào ngày 12 và 13 tháng 3 năm 2016, lần đầu tiên được quan sát thấy là một vụ phóng vật chất qua một điểm nóng trên Mặt trời, là một khu vực hoạt động của bề mặt ngôi sao. Sự kiện không xác định rõ là dạng tia phản lực hay CME, nhưng điều xảy ra ngay sau đó mới là điều thú vị nhất. Tại cùng một điểm, một vụ phun trào thứ hai xảy ra, đẩy một lớp vật chất khác ra khỏi ngôi sao. Tuy nhiên, nó không đủ mạnh để nổ vật liệu vào không gian và nó bị hút trở lại bề mặt như một vụ phun trào một phần.

Điều này rất quan trọng vì nó tiết lộ rằng một cơ chế duy nhất có thể chịu trách nhiệm cho tia phản lực, CME và các vụ phun trào cục bộ. Biết rằng ba hiện tượng riêng biệt này có mối liên hệ với nhau là một vấn đề khá lớn và nó sẽ giúp các nhà nghiên cứu Mặt trời tìm kiếm nguyên nhân của cả ba hiện tượng này.

Nguồn :
_https://bgr.com/science/sun-explosion-rosetta-eruption-5930686/

Bình luận bằng Facebook

comments