Dân gian có câu ca dao: “Ơn cha trọng lắm ai ơi / Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau“
>> Tại sao phụ nữ thích người nói ít?
>> Phụ nữ có thể “đánh hơi” được tình địch tiềm ẩn
Quả thật, ngoài những khó khăn về mặt tinh thần khi người mẹ mang trong mình đứa con bé bỏng của họ thì theo nghĩa đen cụm từ “mang nặng đẻ đau” quả thật cũng không có gì quá. Khi mang thai, tử cung của người mẹ giống như một quả bóng cao su : lúc thai nhi mới bắt đầu hình thành thì tử cung còn có kích cỡ gần như bình thường nhưng sau đó giãn nở theo mức độ phát triển của thai nhi để đảm bảo có thể bao bọc được thai nhi. Tử cung lúc này nằm ở phía trên bàng quang, phía trước trực tràng và có khả năng giãn nở tới hơn 500 lần so với kích cỡ bình thường. Không chỉ giãn nở về mặt kích cỡ, trọng lượng của tử cung cũng tăng lên dần trong 9 tháng 10 ngày mang thai để đảm bảo đủ khả năng bao bọc thai nhi.
Sau khi bà mẹ sinh em bé thì tử cung sẽ dần dần quay trở lại kích thước ban đầu. Một vài bác sỹ cho rằng khi đẻ tự nhiên thì tử cung sẽ quay trở lại kích thước ban đầu nhanh hơn so với khi mổ đẻ.
Nguồn: http://facts.baomoi.com/2011/07/15/trong-khi-mang-thai-t%e1%bb%ad-cung-c%e1%bb%a7a-thai-ph%e1%bb%a5-co-th%e1%bb%83-n%e1%bb%9f-ra-g%e1%ba%a5p-500-l%e1%ba%a7n-so-v%e1%bb%9bi-binh-th%c6%b0%e1%bb%9dng/#ixzz1SAVQcCp9