Có thể có những điều bạn chưa biết về loài động vật có vú đông “dân cư” nhất thế giới này
>> Chuột khổng lồ dọa cả… mèo
>> Loài chuột nhím ở Đông Phi biết tự tạo lớp áo bảo vệ tẩm độc từ cây cối
>> Một vài hình ảnh ấn tượng về chuột đồng
>> Bản làng thờ cúng thần… chuột
- Chuột (rodentia) chia thành khoảng 35 họ (families), mỗi họ có khoảng 350 loài (genera). Trong những loài này có cả chuột nhắt (mice) và chuột cống (rat). Tổ tiên của chuột nhà là thành viên của họ Meridae (Meridae family). Họ Meridae chia thành 100 loài, là họ động vật có vú đông đảo nhất trái đất.
- Theo khảo sát, chỉ trong 1 năm, một cặp chuột cống gây ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít cộng lại có thể tới 15.552 con! Các con cái – từ loài nhỏ nhất “chuột đồng nhỏ” nặng 100 g, đến loài to nhất “chuột đất lớn” nặng 500 g, đều có 12 vú để nuôi bình quân 10 con/lứa. Chuột đồng lớn mang thai 3 tuần, chuột mẹ có thể giao phối ngay sau khi đẻ, trong lúc cho con bú kéo dài 3 tuần. Chuột con thôi bú tự kiếm ăn, khoảng 2,5-3 tháng tuổi thì trưởng thành về sinh dục. Tuổi thọ trung bình của chuột cái: 422 ngày, tuổi sinh sản bình quân: 62 ngày, khoảng cách hai lứa đẻ: 42-60 ngày. nên “chuột bà sơ” đẻ cùng với “chuột cháu sơ” là chuyện thường ngày. Lứa đẻ cao nhất tìm thấy ở đồng bằng Cửu Long là 20 con.
- Người ta thí nghiệm, đo đạc thì thấy rằng, mỗi năm răng cửa trên của chuột, cụ thể là chuột trắng trưởng thành, có thể dài ra trung bình 114,3 mm; còn răng cửa dưới dài ra trung bình 1.146,1mm. Gặm đồ cứng, tất yếu có răng bị mẻ gãy. Không sao, tế bào gốc răng của chuột sinh trưởng rất mạnh. Nếu một răng cửa bị hư thì răng đối diện không gặp vật cản sẽ mọc dài ra thành vòng răng, chuột sẽ chết vì không ăn được
- Về lượng đồ ăn, mỗi con chuột ăn trong một ngày có thể hết số thức ăn nặng bằng cơ thể của nó. Hãy thử tính, một con chuột cống ăn một năm tối thiểu 9 kg lương thiện, thực phẩm thì 1 triệu con ngốn hết 9000 tấn.
- Loài chuột Ondatra zibethicus sống dưới nước, đến mùa sinh sản, các tuyến thơm của chuột được bắt đầu tiết ra chất xạ thơm màu vàng, có mùi thơm mạnh. Người ta dùng loại chất dịch này để sản xuất nhiều loại nước hoa.
- Chuột không biết đi lùi, nên con người chế ra bẫy đơn giản là bỏ mồi vào ống tre (đường kính bằng thân chuột), bít đầu bên kia. Chuột vào ăn là nằm chịu trận, chờ bị tóm!
- Nếu thiếu thức ăn, chuột đồng chỉ rời hang tối đa 800 m để tìm mồi, nhưng nếu điều kiện sống thay đổi lớn, chúng có thể bỏ xứ ra đi
- Mắt của chuột không tinh lắm, nhưng chúng rất nhạy với mùi. Ban ngày chuột cũng rất lanh lợi, mặc dù chúng thường hoạt động về đêm. Người ta cho rằng chuột không phân biệt được màu sắc mà chỉ có 2 màu đen và trắng.
- Cơ chế phân tán để tồn tại: hàng ngàn con chuột chia thành từng bầy, khi bị tấn công, chúng tản ra nhiều hướng, và con này sẽ là nạn nhân mà con kia sẽ thoát.
- 2 loại nhiều nhất dùng thí nghiệm là chuột nhắt (mice) và chuột cống (rat).
Nguồn: http://maxreading.com