Beethoven sáng tác bản giao hưởng số 9 khi đã bị … điếc

0
4472

[Có thể bạn chưa biết] Bạn có thể tưởng tượng được chuyện làm sao có thể sáng tác một đoạn nhạc khi mà tai mình không thể nghe rõ người bên cạnh đang nói gì? Thế nhưng, đây không chỉ là một bản nhạc nhỏ mà là một bản giao hưởng 4 chương hoành tráng, vĩ đại. Điều này chỉ có thiên tài thực sự mới làm được và Ludwig Van Beethoven đã làm điều này vào năm 1824.

Bản giao hưởng số 9 được coi là một trong những tác phẩm để đời của ông, thậm chí một số người còn cho rằng đó là một trong những bản giao hưởng đẹp nhất đã được viết ra.

Beethoven

Bản giao hưởng số 9 đã sử dụng một phần nội dung của bài ode An die Freude (“Ode hoan ca”) của Friedrich Schiller làm lời ca cho những người đơn ca và đồng ca thể hiện trong chương cuối. Đây là thử nghiệm đầu tiên mà Beethoven đã sử dụng giọng hát con người ở cùng cấp độ với các nhạc cụ trong một bản giao hưởng.

Sau khi bản giao hưởng được sáng tác, Beethoven đã rất hồi hộp và mong muốn nó sẽ được trình diễn trước công chúng ngay lập tức. Buổi trình diễn đã được tổ chức tại thủ đô của nước Áo (Vienna). Trong tối hôm ấy, do bị điếc nên Beethoven không biết rằng bản giao hưởng đã kết thúc và vẫn tiếp tục chỉ đạo. Một vài người từ sau cánh gà đã phải chạy ra xoay ông lại để ông có thể nhìn thấy mọi người đang đứng dậy vỗ tay trân trọng sáng tác tuyệt vời của ông.

Dưới đây là chương cuối hùng tráng của bản giao hưởng (sử dụng dàn đồng ca hợp xướng) :
http://www.youtube.com/watch?v=ekHcrG2BCWE

Nguồn: http://facts.baomoi.com/2013/05/01/beethoven-sang-tac-b%e1%ba%a3n-giao-h%c6%b0%e1%bb%9fng-s%e1%bb%91-9-khi-da-b%e1%bb%8b-di%e1%ba%bfc/

Bình luận bằng Facebook

comments