Hôm nay 16-01-2014, Google đổi logo (Logo biến tấu) để chúc mừng lần sinh nhật lần thứ 82 của Dian Fossey:
Dian Fossey ( /daɪˈæn ˈfɒsi/; 16 tháng 1, 1932 – 27 tháng 12, 1985) là một nhà động vật học đã nghiên cứu về khỉ đột trong một thời gian là 18 năm. Bà đã nghiên cứu chúng mỗi ngày trong núi rừng Rwanda. Bà được khuyến khích làm việc ở đây bởi nhà sinh vật học nổi tiếng Louis Leakey. Bà được xem là môt trong những nhà nghiên cứu lỗi lạc nhất về loài khỉ đôt. Theo bà thì chúng là những con khổng lồ hiền lành (gentle giants).
Bà đấu tranh quyết liệt chống lại nạn săn bắt trái phép của loài khỉ đôt. Bà tổ chức những toán vủ trang để chống lại đám thợ săn trái phép. Nhóm này đi tháo gỡ những cái bẫy do thợ săn gài và đốt chỗ ở của họ. Bà còn chủ trương chống đối phát triển du lịch ở Rwanda vì bà cho rằng du lịch sẽ làm cho mất đi môi trường sống cũa khỉ đột. Bà bị sát hại năm 1985. Vụ án này cũng chưa được kết thúc. Có nhiều nghi vấn cho rằng dám thợ săn trái phép giết bà, lại có nghi vấn khác nghỉ là chính quyền Rwanda đã ra lệnh thủ tiêu bà vì có viên chức trong chính quyền sẽ có lợi nhuận về tiền bạc nếu du lịch được phát triển. Trên mộ bia cũa bà có ghi câu Không ai yêu loài khỉ đột bằng người này. Cuộc đời bà được thể hiện lại trong cuốn phim Gorillas in the mist (1988) do Sigourney Weaver thủ vai chính.
TÊN: Dian Fossey
NGHỀ NGHIỆP: động vật học
NGÀY SINH: 16 tháng 1 , 1932
NGÀY MẤT: 26 Tháng Mười Hai , 1985
GIÁO DỤC: High School Lowell, Darwin Cao đẳng, Đại học Cambridge, San Jose State University
NƠI SINH: San Francisco, California
NƠI MẤT: Vườn quốc gia núi lửa, Rwanda
Cuộc đời và sự nghiệp của Dian FosseyDian Fossey nghiên cứu về loài đười ươi (gorillas) trong vòng 18 năm trong những dãy núi trải dài ở Rwanda. Bà viết một cuốn sách về những nghiên cứu của bà, với tên gọi “Gorillas in the Mist”, đây cũng là một trong những cuốn sách được loại vào hàng sách bán chạy nhất thời bấy giờ, và cuốn sách này cũng là một trong những cuốn sách cơ bản đầu tiên viết về mối quan hệ giữa người và động vật.Fossey sinh ra ở San Francisco, California vào năm 1932.Khi 6 tuổi, bà bắt đầu tham gia môn thể thao cưỡi ngựa, và đó là một trong những môn thể thao yêu thích nhất của bà cho đến khi trưởng thành. Vì yêu ngựa, bà đã đăng ký một khóa học làm bác sỹ thú y ở UC Davis. Tuy nhiên trong quãng thời gian này, bà gặp rất nhiều khó khăn khi phải học Hóa và Lý. Sau hai năm, bà chuyển sang trường San Jose State College, và nhận bằng cử nhân “phục hồi chức năng trị liệu” (occupational therapy) ở tuổi 22.Vào năm 1963, ở tuổi 31, Fossey vay khoảng $8,000 – nguyên một năm tiền lương của bà, để đi du lich quanh Châu Phi trong vòng 7 tuần.
Bà đã đọc về những công trình nghiên cứu của George Schaller, và nó đã truyền cảm hứng cho giấc mơ được làm việc ở Châu Phi của bà. Vào những ngày cuối cùng ở Châu Phi, bà đến thăm Olduvai Gorge ở Tanzania, nơi mà Louis và vợ ông, Mary Leakey đã dựng khu nghiên cứu ở đây. Bà rất hi vọng được gặp Leakeys và được tham quan khu vực khảo cổ này. Tuy nhiên Louis Leakey chả hứng thú gì với việc đi cùng khách du lịch tham quan nơi làm việc của mình, nhưng đã yêu cầu Fossey trả tiền tham quan.
Khi ông đang giới thiệu cho Fossey về bộ xương hóa thạch của hươu cao cổ mà ông đã khám phá gần đây, Fossey trượt chân rơi thẳng xuống bộ xương hóa thạch, khiến cổ chân bị bong gân và nôn ọe đầy lên bộ xương hóa thạch và số tiền phải bỏ ra để sửa chữa hư hỏng ở khu vực này đắt gấp nhiều lần số tiền 14 shillings mà cô đã trả để được khám phá xung quanh khu vực này. Và đó là ấn tượng đầu tiên của Leakey về Fossey.
Sau đó, bà tới Uganda và tại đây, lần đầu tiên bà đã nhìn thấy những chú đười ươi ngoài tự nhiên hoang dã. Sau chuyến đi này, bà quay trở lại Mỹ và làm việc để trả nợ. Nhưng chuyến đi đến Châu Phi của bà đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, và bà đã viết ba bài báo kể về những kinh nghiệm trong chuyến đi này. Khi biết được Leakey sẽ đến giảng bài ở Louisville, bà đã đến gặp ông một lần nữa. Và khi này, ba năm sau kể từ lần đầu tiên đến Châu Phi, Leakey đã nhận Fossey làm nghiên cứu về loài đười ươi núi, và ông đùa rằng bà nên cắt ruột thừa trước chuyến đi. Một vài tuần sau đó, ông viết một bức thư gửi bà với chi tiết về chuyến đi, và có nói rằng ông đã đùa về chuyện ruột thừa. Nhưng bà, thực sự ngay sau lần gặp đó, đã đến bệnh viện và cắt bỏ ruột thừa của mình.
Vào đầu năm 1967, Dian Fossey bắt đầu nghiên cứu về loài đười ươi ở Congo, ở cùng khu vực mà George Schaller đã nghiên cứu trước đó khoảng chục năm. Tuy nhiên, vì những cuộc bạo loạn ở Congo xảy ra triền miên, bà buộc phải chuyển đến Rwanda. Vào tháng 9 cùng năm đó, bà thành lập khu nghiên cứu Karisoke Research Center, là tên của 2 ngọn núi Mts. Karisimbi và Visoke.
Vì những chú đười ươi ở đây liên tục bị săn và giết trộm bởi những kẻ thợ săn, chúng rất sợ người. Việc đầu tiên bà phải làm để nghiên cứu về chúng, đó là khiến chúng tin tưởng bà. Sau cả tháng trời quan sát, có lần còn bị đười ươi đuổi ngã xuống núi, bà đã phát hiện ra rằng bắt chước tập tính của chúng sẽ khiến chúng bớt cảnh giác với bà hơn. Cuối cùng, đàn đười ươi cũng bắt đầu tin tưởng bà hơn và cho phép bà lại gần chúng. Bà bắt đầu quan sát và nhận dạng từng cá thể đười ươi qua hình dáng và nếp nhăn quanh mũi chúng. Trong khoảng thời gian này, bà nghiên cứu về tập tính hoạt động và xã hội của chúng. Bà là người đầu tiên phát hiện ra rằng đười ươi cái rời đàn và nhập đàn khác, cũng như chúng ăn nhiều loại cây khác nhau và đôi khi chúng ăn cả phân mình để hấp thụ chất dinh dưỡng mà qua lần tiêu hóa đầu tiên chưa hấp thụ được.
Càng nghiên cứu về loài đười ươi, bà càng yêu mến chúng. Vào những năm cuối đời, bà rời xa công việc nghiên cứu khoa học mà chủ yếu đứng ra bảo vệ chúng khỏi bị săn trộm, vì ở khoảng thời gian đó ở Congo và Rwanda, nạn săn trộm đười ươi hoành hành rất dữ dội. Những sở thú ở Châu Âu và Mỹ thậm chí còn bắt tay với bọn săn trộm để có thể đem đười ươi về nuôi nhốt trong vườn thú của họ. Sau khi những chú đười ươi yêu mến nhất của bà bị bọn săn trộm giết hại, bà làm mọi cách để trả thù cho chúng: phá bẫy, đốt trai của bọn thợ săn, lùng bắt thợ săn và chính bản thân bà cũng đã bắt được vài tên thợ săn trộm và kêu gọi chính quyền nhốt chúng vào tù. Vào năm 1978, bà cố gắng cứu hai chú đười ươi con khỏi bị bán sang sở thú Cologne của Đức, và bà cũng phát hiện ra trong quá trình bắt chú đười ươi con này, 20 đười ươi trong đàn đã bị giết hại bởi bọn thợ săn vì đã cố gắng bảo vệ đười ươi con.
Cùng năm này, bà thành lập quĩ Digit Fund để gây quĩ chống lại nạn săn trộm ở Rwanda. Digit là tên chú đười ươi thân thiết nhất với bà – và đã bị giết hại dã man bởi bọn săn trộm với cái giá chỉ là 20 USD.
Vào năm 1985, người ta tìm thấy xác bà trong chính nơi nghiên cứu của bà ở Rwanda. Bà đã bị chém vào đầu bằng một con dao lớn. Nhiều người tin rằng bà đã bị giết bởi bọn săn trộm, nhiều người khác cho rằng bà đã bị giết bởi chính quyền nơi đây vì đã kêu gọi mọi người ngăn chặn việc cho khách tham quan du lịch đến môi trường sống của đàn đười ươi (vì rất nhiều đười ươi bị mắc bệnh lây từ con người). Một lí do khác nữa đó là bà đã biết quá nhiều về đường dây buôn bán và giết hại đười ươi ở Rwanda và chúng muốn giết bà để bịt đầu mối. Và cho dù với lí do gì đi nữa, bà cũng không có ý định rời khỏi Rwanda. Nhiều tháng trước khi chết, bà đã ký hợp đồng trị giá $1,000,000 với hãng phim Universal Studios dựa trên cuốn sách “Gorillas in the Mist” để gây quĩ cho dự án nghiên cứu và bảo tồn loài đười ươi. Mặc dù dự định này không thành sự thực, nhưng hãng phim đã mời nữ diễn viên nổi tiếng Sigourney Weaver đóng vai Dian Fossey, và nữ diễn viên này sau đó đã trở thành người phát ngôn cho quĩ Digit Fund, sau này chuyển tên thành The Dian Fossey Gorillas Fund International: http://gorillafund.org/
Vì sao tôi ngưỡng mộ bà:
Cũng như Jane Goodall, Dian Fossey không hề được học cơ bản về nghiên cứu khoa học hay bảo tồn, hay nghiên cứu về linh trưởng. Nhưng bằng tình yêu và đam mê của mình, bà đã cống hiến cả đời mình cho công cuộc nghiên cứu và bảo tồn loài đười ươi. Trong khi nhiều cộng sự, sinh viên và cả trợ lí của bà bỏ cuộc vì điều kiện nơi ở quá khắc nghiệt, bệnh tật, khí lạnh, mưa và cuộc sống cô lập, thì bà vẫn sinh sống và bám trụ ở Rwanda đến tận 18 năm, khi bà bị giết.
Vào khoảng thời gian đó, nhiều người cho rằng đười ươi là loài động vật đáng sợ và khát máu, nhưng với niềm đam mê của mình, Fossey đã chứng minh đười ươi cũng là những loài động vật hiền lành và đáng yêu, nếu chúng được sống yên bình ở nơi ở của chúng. Bà, với tình yêu vô bờ của mình, đã không hề sợ hãi hay bỏ cuộc khi cuộc nghiên cứu mới bắt đầu, khi bị đuổi đánh bởi đàn đười ươi. Bà đã bám trụ, và đã sống với chúng, hiểu chúng, yêu chúng, và bảo vệ chúng. Cũng chính vì thế mà bà đã bị giết bởi bọn săn trộm, vì đã dũng cảm đứng lên cản đường chúng và bảo vệ những gì bà yêu mến.
Sự nghiệp và sự đấu tranh của bà tuy vẫn còn dang dở, nhưng nó đã khiến cả thế giới cảnh tỉnh về thực trạng loài đười ươi bị săn trộm và giết hại dã man ở Rwanda. Chính phủ nước này đã thắt chặt luật pháp để bảo vệ loài đười ươi đang ở mức cực kỳ nguy cấp, cũng nhờ công sức của bà mà số lượng đười ươi ở Rwanda đã tăng lên.
Dian Fossey là một nhà động vật học nổi tiếng với nghiên cứu khỉ đột đang bị đe dọa của núi rừng Rwanda từ những năm 1960 đến những năm 80.
Gorillas In The Mist: là bộ phim kể về Dian Fossey – đó là người phụ nữ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những chú khỉ đột mà cô yêu quý. Dian Fossey chiến đấu để bảo vệ những chú khỉ đột châu Phi khỏi nạn tuyệt chủng do những kẻ săn trộm gây ra. Là một con người tự tin, đầy nhiệt huyết cũng như hoạt động độc lập, cuộc sống của Fossey và những chú khỉ đột tràn ngập hiểm nguy. Họ trở thành những người bạn, những người bảo vệ cho nhau. Weaver đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn Dian Fossey.
Trailer bộ phim: