Một lần nữa, Telegraph lại khiến người đọc “trầm trồ” khi công bố những bức ảnh vũ trụ ấn tượng nhất được đăng trên tạp chí này trong suốt một năm qua.
>> Những kỷ lục của con người trong không gian
>> [Video] Quang cảnh tuyệt đẹp của Trái Đất nhìn từ vũ trụ
>> Tìm thấy một hành tinh có thể có sự sống
>> [Video] Gặp trục trặc, tàu vũ trụ Nga vẫn hạ cánh an toàn
Vụ nổ siêu tân tinh PTF11kly làm bừng lên một điểm sáng rực rỡ trong thiên hà Chong chóng (Pinwheel Galaxy).
Hình ảnh tuyệt đẹp khi hai thiên hà xoáy ốc đang hòa vào nhau để tạo nên một thiên hà mới mang tên Arp 173. Những vệt sáng màu xanh ở ngoài rìa chính là ánh sáng của các ngôi sao mới được sinh ra.
Hai thiên hà VV 340 Bắc và VV 340 Nam cũng đang trong quá trình tương tác để hợp nhất thành thiên hà mới VV 340. Quá trình này sẽ còn kéo dài hàng triệu năm nữa.
Hình ảnh Tây bán cầu của Sao Kim.
5 vệ tinh của sao Thổ trong một bức ảnh do tàu Cassini chụp vào ngày 12/9. Vệ tinh lớn thứ nhì (ở tận cùng bên phải, gần ống kính nhất) là Rhea, về phía trái lần lượt là các vệ tinh Mimas, Enceladus, Pandora và Janus.
Thung lũng Valles Marineris rạch một đường cắt khổng lồ trên bề mặt hành tinh đỏ. Đây cũng là thung lũng lớn nhất trong Thái Dương Hệ với chiều dài 3000km, bề rộng 600km và sâu 8km.
Chấm xanh nhỏ xíu ở đầu mũi tên chính là robot thám hiểm có tên Mars Exploration Rover Opportunity đang tiếp cận miệng núi lửa Santa Maria trên Sao Hỏa.
Mùa hè ở sao Hỏa với nhiệt độ -1430C làm tan chảy những tảng băng cấu tạo từ carbon dioxit, tạo nên những vùng băng tan bao quanh bởi các rãnh màu vàng.
Sao chổi Comet Lovejoy có thể được nhìn thấy bằng mắt thường khi nó lướt qua ngay phía trên đường chân trời của Trái Đất ngày 16/12.
Một phi hành gia của ISS đã chụp được hình ảnh của “siêu Mặt Trăng” trong lần “tiếp cận” gần Trái Đất nhất trong 19 năm trở lại đây. Có thể nhìn thấy rất rõ những miệng núi lửa lớn cũng như những mảng sáng tối trên bề mặt Mặt Trăng.
Cảnh tượng đẹp mắt khi Mặt Trăng nằm ngay trên bầu khí quyền của Trái Đất được chụp bởi một phi hành gia của Trạm vũ trụ quốc tế. Vệt màu vàng ở giữa chính là tầng đối lưu, còn vệt màu xanh bạc là các đám mây ở vùng cao nhất của tầng khí quyển.
Chùm tia nước phun ra từ cực Nam vệ tinh Enceladus của Sao Thổ. Enceladus giải phóng khoảng 250kg hơi nước mỗi giây, một phần lượng nước này rơi vào Sao Thổ tạo nên lớp nước trong khí quyển tầng trên của nó.
Ngày 9/8, Mặt Trời phát ra một chùm lửa mạnh nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên do vụ phun trào diễn ra ở phía bề mặt không đối diện với Trái Đất nên không ảnh hưởng nhiều đến các vệ tinh và hệ thống thông tin liên lạc.
Theo Telegraph