CO2 trong khí quyển chạm mốc cao kỷ lục chưa từng thấy trên Trái đất sau 4 triệu năm

0
933
CO2 trong khí quyển chạm mốc cao kỷ lục chưa từng thấy trên Trái đất sau 4 triệu năm
Ảnh: (Hasan Almasi / Unsplash)

Mặc dù chúng ta có một hy vọng mong manh rằng hoạt động trên toàn cầu chậm lại trong đại dịch có thể mang lại thời gian nghỉ ngơi và cải thiện khí quyển sau cuộc khủng hoảng khí hậu, nhưng nhiều bằng chứng xác nhận rằng không có phép màu nào như vậy tồn tại.

Các phép đo mới được công bố về mức độ carbon dioxide (CO2 ) trong khí quyển trên thực tế cho thấy rằng nồng độ của hóa chất giữ nhiệt đã tăng lên mức kỷ lục mà các nhà khoa học chưa từng thấy trong thời hiện đại.

Các nhà nghiên cứu tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã công bố tháng 5 có nồng độ CO2 cao nhất cho đến nay vào năm 2021, với nồng độ trung bình là 419,13 ppm.

Nhà khoa học khí hậu cấp cao Pieter Tans từ Phòng thí nghiệm Giám sát Toàn cầu của NOAA cho biết: “Chúng ta đang cấp thêm khoảng 40 tỷ tấn CO2 ô nhiễm vào bầu khí quyển mỗi năm.

“Nếu chúng ta muốn tránh biến đổi khí hậu thảm khốc, ưu tiên cao nhất phải là giảm nồng độ ô nhiễm CO2 trong không khí xuống 0 vào một ngày sớm nhất có thể.”

Đường cong Keeling, các phép đo nồng độ CO2 từ năm 1958 đến nay
Đường cong Keeling, các phép đo nồng độ CO2 từ năm 1958 đến nay. Ảnh: Scripps Institution of Oceanography

Theo các nhà khoa học, cột mốc mới 419,13 ppm là mức CO2 trung bình hàng tháng cao nhất kể từ khi các phép đo khí quyển chính xác bắt đầu vào hơn 60 năm trước.

Kết quả này đã không thể đo được trong nhiều thập kỷ, bạn sẽ phải quay lại quá khứ với khoảng thời gian rất dài, rất lâu để có thể thấy bầu khí quyển của Trái đất quá tải với nồng độ CO2 như hiện tại.

Bao xa là đủ ? Theo NOAA, vào khoảng thời gian của thế Pliocen, cụ thể là khoảng 4,1 đến 4,5 triệu năm trước, đây là lần cuối cùng nồng độ carbon dioxide trong khí quyển có thể so sánh ngang bằng với mức ô nhiễm của bầu trời ngày nay.

Chúng tôi biết điều này vì các nhà nghiên cứu đã tái tạo lại nồng độ CO2 trong quá khứ bằng cách sử dụng các phương pháp ủy nhiệm phức tạp, chẳng hạn như các thành phần đồng vị carbon được tìm thấy trong trầm tích biển từ các điểm đại dương khác nhau trên thế giới.

Mức độ tích lũy CO2 cao trong khí quyển vào cuối Pliocen có nghĩa là Trái đất lúc đó là một nơi rất khác, ấm hơn khoảng 2 đến 3 độ C so với đường cơ sở thời kỳ tiền công nghiệp.

Trên thực tế, các vùng cực của Trái đất rất ấm áp nên chúng được bao phủ nhiều bằng rừng và lớp băng sau này hình thành ở Nam CựcBắc Cực vẫn là nước lỏng – làm dâng các đại dương lên mực nước biển cao hơn 20 mét so với ngày nay.

Các nhà khoa học lo ngại rằng chúng ta có thể chỉ còn vài trăm năm nữa để có thể quay trở lại thảm họa đó, một khi mức CO2 tương đương hiện nay có đủ thời gian để hâm nóng hành tinh trở lại.

Ngay cả trước khi chúng ta quay lại như thời điểm đó, thì mực nước biển dự kiến dâng cao ​​vào cuối thế kỷ này có thể đe dọa hàng trăm triệu người phải di dời và đối với nhiều người thì việc tìm thấy sự an toàn trên vùng đất khô hạn, cái nóng chết người sẽ không thể.

Sẽ thật tuyệt nếu NOAA đã sai theo cách nào đó, trong trường hợp đó, chúng tôi sẽ không phải lo lắng quá nhiều về kết quả 419,13 ppm của họ trong tháng 5 và những gì họ báo trước. Nhưng các nhà khoa học khác cũng đang thấy điều tương tự.

Xem thêm >>Lá nhân tạo: cánh cửa để loài người sống ở hành tinh khác

Các phép đo riêng biệt do Viện Hải dương học Scripps thực hiện phần lớn đã xác nhận các con số của NOAA, mặc dù có sự khác biệt rất nhỏ – với nhóm Scripps tính toán mức trung bình 418,92 ppm cho tháng 5.

Trên thực tế, vào ít nhất một vài ngày trong năm 2021, các nhà nghiên cứu Scripps đã quan sát thấy nồng độ CO2 hàng ngày vượt quá 420 ppm, ghi nhận một thảm họa khác đầu tiên trong lịch sử loài người.

Trong mọi trường hợp, các kết quả mới chỉ đơn thuần là bằng chứng mới nhất về sự không thay đổi của nồng độ CO2 trong không khí, một câu chuyện mà chúng ta thấy mình vân đang kể năm này qua năm khác, lặp đi lặp lại.

Thật tuyệt vọng. Nhưng sự tuyệt vọng đó là không cần thiết.

“Giải pháp đang ở ngay trước mắt chúng ta,” Tans nói.

“Năng lượng mặt trời và gió đã rẻ hơn so với nhiên liệu hóa thạch và chúng hoạt động ở quy mô thích hợp. Nếu chúng ta sớm hành động, chúng ta vẫn có thể tránh được biến đổi khí hậu thảm khốc.

Điều đã chúng tỏ một sự thật là mặc dù đại dịch đã khiến mọi thứ như ngừng hoạt động – và mức độ ô nhiễm giảm tạm thời nhưng sự giảm phát thải đó vẫn chưa đủ để tác động đáng kể đến nồng độ CO2 trong toàn bầu khí quyển, đặc biệt là trong tự nhiên.

Các nhà khoa học nghĩ rằng có lẽ việc giảm 30% lượng khí thải của con người, kéo dài ít nhất trong sáu tháng, có thể sẽ cho thấy một tác động có thể quan sát được. Nhưng chúng ta đã không nhận được điều đó từ đại dịch, khi lượng khí thải chỉ giảm khoảng 6%.

Và mọi dấu hiệu khác cho thấy dù sao chúng ta cũng đang đi sai hướng.

“Thập kỷ qua chứng kiến ​​sự tăng trưởng CO2 nhanh nhất trong bất kỳ thập kỷ nào trong lịch sử nhân loại” nhà địa hóa học của Scripps Ralph Keeling nói với The New York Times.

“Vì vậy, không chỉ là mức cao, mà là chúng vẫn đang tăng nhanh.”

Vậy nên chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ để có thể giảm thiểu nồng độ CO2 trong không khí. Không gì là quá muộn nếu chúng ta hành động, mỗi hành động nhỏ sẽ góp sức để cứu lấy bầu khí quyển của hành tinh.

Sốc: Nồng độ CO2 trong khí quyển đã chạm tới ngưỡng cao nhất trong lịch sử loài người

Nguồn:
_https://www.sciencealert.com/carbon-dioxide-just-hit-a-peak-not-seen-on-earth-in-4-million-years

Bình luận bằng Facebook

comments