Thức dậy sớm hơn dù chỉ sớm hơn một giờ cũng có thể làm giảm 23% nguy cơ mắc bệnh trầm cảm nặng của một người, đây là kết quả của một nghiên cứu di truyền mới được công bố ngày 26 tháng 5 trên tạp chí JAMA Psychiatry.
Kết quả nghiên cứu trên 840.000 người của các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado Boulder, Viện Broad của MIT và Harvard, là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy chronotype ( xu hướng ngủ vào một thời điểm cụ thể trong khoảng thời gian 24 giờ) có tác động tới nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Trước đây các nhà nghiên cứu đã quan sát và chỉ ra rằng những người sống theo lối “cú đêm” có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao gấp đôi so với những người dậy sớm, bất kể họ ngủ trong bao lâu. Nhưng vì những rối loạn tâm trạng có thể làm gián đoạn giấc ngủ, nên các nhà nghiên cứu đã gặp khó khăn trong việc giải mã nguyên nhân gây ra điều này.
Vào năm 2018, Vetter đã công bố một nghiên cứu dài hạn trên 32.000 y tá cho thấy rằng những người “dậy sớm” ít có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn tới 27% trong suốt 4 năm.
Để hiểu rõ hơn về việc thay đổi thời gian ngủ sớm hơn có thực sự giảm nguy cơ mắc trầm cảm hay không tác giả Iyas Daghlas đã thu thập dữ liệu từ công ty xét nghiệm DNA 23 and Me và cơ sở dữ liệu y sinh UK Biobank. Daghlas sau đó đã sử dụng một phương pháp gọi là “Mendelian randomization” (là một phương pháp sử dụng sự biến đổi đo được trong các gen có chức năng đã biết để kiểm tra tác động nhân quả của việc phơi nhiễm có thể sửa đổi đối với bệnh trong nghiên cứu quan sát) sử dụng các liên kết di truyền để tìm ra nguyên nhân và kết quả.
Daghlas – người tốt nghiệp trường Y Harvard vào tháng 5 cho biết: “Di truyền của chúng ta được hình thành ngay từ khi mới sinh nên một số sai lệch ảnh hưởng đến các loại nghiên cứu dịch tễ học khác không có xu hướng ảnh hưởng đến các nghiên cứu di truyền.”
Hơn 340 biến thể di truyền phổ biến, bao gồm các biến thể trong cái gọi là “clock gene” PER2 (là một protein trong động vật có vú được mã hóa bởi gen PER2, có vai trò trong nhịp sinh học), được biết là có ảnh hưởng đến kiểu thời gian của một người và di truyền học giải thích chung 12-42% sở thích về thời gian ngủ của chúng ta.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá dữ liệu di truyền được xác định trên các biến thể này từ 850.000 cá nhân, bao gồm dữ liệu từ 85.000 người đã đeo thiết bị theo dõi giấc ngủ trong 7 ngày và 250.000 người đã điền vào bảng câu hỏi về giấc ngủ. Điều này đã cho họ một bảng nghiên cứu chi tiết hơn, tính đến từng giờ, về cách các biến thể trong gen ảnh hưởng khi chúng ta ngủ và thức dậy.
Trong số này, khoảng một phần ba đối tượng được khảo sát tự nhận mình là người hay dậy sớm (chim chào mào buổi sáng), 9% là cú đêm và số còn lại ở giữa. Nhìn chung, điểm giữa giấc ngủ trung bình là 3 giờ sáng, nghĩa là họ đi ngủ lúc 11 giờ tối và thức dậy lúc 6 giờ sáng.
Với thông tin này trong tay, các nhà nghiên cứu đã chuyển sang một mẫu khác bao gồm thông tin di truyền cùng với hồ sơ y tế và đơn thuốc ẩn danh và khảo sát về chẩn đoán rối loạn trầm cảm nghiêm trọng.
Sử dụng các kỹ thuật thống kê mới, họ đặt ra câu hỏi: Những người có các biến thể di truyền khiến họ trở thành người dậy sớm cũng có nguy cơ trầm cảm thấp hơn?
Câu trả lời là chắc chắn có.
Điều này cho thấy rằng nếu ai đó thường đi ngủ lúc 1 giờ sáng và đổi giờ đi ngủ sang lúc nửa đêm nhưng độ dài giấc ngủ vẫn giữ nguyên thì họ có thể giảm 23% nguy cơ mắc bệnh trầm cảm; nếu họ đi ngủ lúc 11 giờ đêm, nguy cơ này có thể giảm khoảng 40%.
Nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu những người đã dậy sớm có thể hưởng lợi từ việc dậy sớm hơn hay không. Nhưng đối với những người trong khoảng thời gian trung bình hoặc khoảng buổi tối, chuyển sang giờ đi ngủ sớm hơn có thể sẽ hữu ích.
Điều gì có thể giải thích cho việc này?
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn trong ngày – điều mà những người dậy sớm có xu hướng sẽ gặp, dẫn đến một loạt các tác động nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến tâm trạng.
Daghlas nói: “Chúng ta đang sống trong một xã hội được thiết kế dành cho những người hoạt động vào buổi sáng, và những người “sống” về đêm thường cảm thấy như thể họ luôn ở trạng thái sai lệch với đồng hồ xã hội đó.”
Ông nhấn mạnh rằng một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn là cần thiết để xác định chắc chắn liệu việc đi ngủ sớm có thể làm giảm trầm cảm hay không. “Nhưng nghiên cứu này chắc chắn thay đổi mục tiêu từ tầm quan trọng của bằng chứng sang việc hỗ trợ tác động nhân quả của thời gian ngủ đối với chứng trầm cảm.”
Xem thêm >> Các nhà khoa học đề xuất tháng sinh của bạn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính cách của bạn
Đối với những người muốn chuyển sang lịch ngủ sớm hơn, Vetter đưa ra lời khuyên sau:
“Hãy giữ cho ngày của bạn tươi sáng và đêm của bạn tối,”. “Uống cà phê buổi sáng ở hiên nhà. Đi bộ hoặc đạp xe đi làm nếu bạn có thể và cắt giảm sử dụng các thiết bị điện tử đó vào buổi tối. ”
Các kết quả của nghiên cứu
Tổng cộng 697 828 cá nhân (tất cả đều có nguồn gốc là người Châu Âu) ở Anh Quốc Biobank và nhóm 23andMe; 85 502 ở Anh Biobank đã có các phép đo về điểm giữa của giấc ngủ. Hơn 170 756 cá nhân bị MDD (rối loạn trầm cảm ưu thế) và 329 443 người tham gia kiểm soát (tất cả đều có tổ tiên châu Âu) nằm trong dữ liệu của Psychiatric Genomics Consortium và UK Biobank. Những người dậy sớm hơn về mặt di truyền có nguy cơ trầm cảm thấp hơn 23%
Mối liên quan này tương tự khi giới hạn phân tích đối với các cá nhân bị MDD (rối loạn trầm cảm ưu thế) được xác định nghiêm ngặt bởi Tổ chức Genomics Psychiatric nhưng không có ý nghĩa thống kê khi được xác định bởi mã thanh toán tại bệnh viện tại Ngân hàng sinh học Vương quốc Anh. Các phân tích độ nhạy kiểm tra độ chệch tiềm năng do đa hướng hoặc quan hệ nhân quả ngược lại cho thấy những phát hiện tương tự.
Kết luận và Mức độ liên quan
Kết quả của nghiên cứu mendelian randomization này hỗ trợ mối liên hệ bảo vệ giữa việc dậy ngày sớm hơn với nguy cơ mắc MDD và cung cấp các ước tính được ngữ cảnh hóa cho một thước đo thời gian ngủ khách quan. Việc điều tra thêm dưới hình thức thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có thể được đảm bảo.
Tóm lại: Thay đổi lịch ngủ của bạn một giờ có tác động đáng kể đến các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm nặng. Đi ngủ và thức dậy sớm hơn bình thường một giờ có thể giảm 23% nguy cơ mắc các chứng rối loạn trầm cảm.
~ Đại học Colorado ~
Nguồn:
_https://neurosciencenews.com/depression-wake-early-18513/